Nhiều người lầm tưởng bệnh mãn tính chỉ xuất hiện ở người lớn. Nhưng không bạn đã nhầm, những căn bệnh tưởng chừng chỉ có thể gặp ở người trung niên trở lên, thực tế, trẻ em cũng có thể mắc phải. Cụ thể, trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh cao huyết áp, loãng xương,… gây ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng bình thường của chúng. Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn nên rất dễ bị mắc bệnh. Vậy những căn bệnh người lớn nào trẻ thường gặp phải?

Đây là vấn đề mà các bậc làm cha mẹ cần nắm rõ để phòng bệnh ngay từ đầu, hoặc khi bé gặp phải những căn bệnh này, ba mẹ còn có kiến thức ứng phó kịp thời. Dân gian ta vốn có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Cha mẹ nên biết về tác hại của những loại bệnh trẻ mắc phải, nguyên nhân và cách phòng ngừa để đảm bảo con mình phát triển bình thường. Nếu như để lâu, hậu quả của căn bệnh “giết người thầm lặng” này với trẻ em là vô cùng lớn. Vì vậy, thông qua bài viết này, ffg.vn muốn gửi tới các bậc cha mẹ một số căn bệnh trẻ cũng có thể mắc phải. Từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả cho con trẻ.

Cao huyết áp

cao-huyet-ap-o-tre-em

Tình trạng béo phì có thể gây ra chứng tăng huyết áp ở trẻ em. Nguy hiểm ở chỗ nó thường không đi kèm triệu chứng. Cha mẹ nên kiểm tra huyết áp thường kỳ cho trẻ. Vì nếu không được điều trị, chứng tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim hoặc đột quỵ.

Để kiểm soát tăng huyết áp, cần cho trẻ giảm cân; tập thể dục và giảm lượng muối có trong thức ăn hằng ngày.

Loãng xương

Loãng xương thường được biết đến là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên trẻ em đôi khi cũng mắc tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân như do bệnh tật hoặc tác dụng phụ của thuốc (steroid, thuốc điều trị ung thư), thiếu canxi, vitamin D, ít hoạt động thể chất hoặc thậm chí là do trẻ đang trong quá trình lớn lên. Loãng xương khiến trẻ dễ bị đau khi đi lại hoặc xương dễ gãy hơn.

Tiểu đường type 2

benh-tieu-duong-tuyp-2-o-tre-em

Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trong những năm gần đây bệnh có xu hướng “trẻ hóa”. Cụ thể, ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh này.

Béo phì ở trẻ em được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đường ở trẻ. Để có thể kiểm soát lượng đường trong máu, trẻ cần ăn những thức ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Cholesterol cao

Thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ có thể gây tình trạng cholesterol cao. Đặc biệt nguy cơ này tăng khi trẻ cùng lúc mắc bệnh tiểu đường hoặc gia đình có tiền sử cholesterol cao. Nhóm tuổi có nguy cơ cao là từ 9-11, các chuyên gia khuyên trẻ em nhóm này nên thường xuyên được kiểm tra cholesterol.

Bệnh gan nhiễm mỡ

gan-nhiem-mo

Trẻ em nên giữ cân nặng ở mức bình thường thông qua chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên. Vì béo phì ở trẻ có liên quan đến nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, bệnh có thể xuất phát từ một số lý do khác như bệnh lý mạn tính, di truyền, thuốc, thực phẩm…

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Những trẻ em béo phì có thể ngáy và ngưng thở trong khi ngủ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây chứng ngưng thở ở trẻ là do tình trạng phì đại aminđan. Trẻ cần phẫu thuật amiđan để khắc phục bệnh này; hoặc nếu không, trẻ cần phải giảm cân hoặc sử dụng máy thở.

Đột quỵ

Hầu hết các vụ đột quỵ xảy ra với người lớn tuổi. Tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ. Nghiêm trọng hơn, dấu hiệu đột quỵ ở trẻ thường mơ hồ, dễ nhầm với các bệnh khác. Chẳng hạn như: co giật, mất ý thức ngắn hạn, hành động vụng về…

Sỏi thận

soi-than-o-tre-em

Việc thường xuyên uống nước ngọt có ga và chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể gây ra bệnh sỏi thận ở trẻ. Một căn bệnh mà nhiều người cho rằng không thể xảy ra ở trẻ em.

Trên thực tế, gần đây số trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng cao gây ra tình trạng đau đớn, cũng có thể do trẻ có vấn đề về đường tiết niệu. Cha mẹ nên khuyên con uống nhiều nước và tránh nêm nhiều muối trong bữa ăn hằng ngày của trẻ.

Sỏi mật

Đến nay, nguyên nhân gây ra sỏi mật ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do rối loạn tế bào hồng cầu do di truyền, béo phì. Hoặc gia đình có tiền sử mắc sỏi mật, dùng nhiều thuốc, nhịn ăn kéo dài và sụt cân mạnh…

Sỏi mật thường gây đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn. Vì vậy nếu trẻ đau và kèm theo buồn nôn, sốt hoặc da hay mắt có màu hơi vàng thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

Bệnh tăng nhãn áp

benh-tang-nhan-ap

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân chính gây mù lòa, thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra với trẻ em. Trẻ mắc tăng nhãn áp nhạy cảm với ánh sáng hoặc có lượng nước mắt bất thườn. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để bảo vệ thị lực. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên lưu tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của trẻ nhiều hơn.

Nguồn: Tuoitre.vn