Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ sẽ giúp bạn kịp thời điều trị và hạn chế được những rủi ro. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng hơn 75% người bị đột quỵ lần đầu sống sót trong năm đầu tiên.

Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, có đến 66% trường hợp là những người trên 65 tuổi. Phần lớn những người sống sót sau cơn đột quy có thể phục hồi các chức năng theo thời gian. Tuy nhiên, có đến 25% người bị khuyết tật nhẹ và 40% người bị khuyết tật từ vừa đến nặng. Mặc dù đột quỵ có những dấu hiệu riêng để nhận biết, nhưng những dấu hiệu này thường biểu hiện trong vài phút trước khi đột quỵ.

Những dấu hiệu đột quỵ ở người cao tuổi

  • Tê ở mặt và chân tay, thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Thị lực bất thường ở một hoặc hai mắt
  • Nhức đầu dữ dội
  • Giao tiếp khó khăn
  • Giảm sự phối hợp động tác

Những triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi có thể là hồi chuông báo động. Nếu bạn bị hay gặp người có các triệu chứng như trên, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115. Vì nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ giảm được những tổn thương não và có được những kết quả tích cực hơn.

Các triệu chứng đột quỵ ở nam giới và nữ giới

Phụ nữ có những triệu chứng đột quỵ hơi khác và tỷ lệ tử vong cao hơn nam giới. Có khoảng 60% phụ nữ sẽ tử vong do đột quỵ, còn nam giới là 40%. Dưới đây là những triệu chứng mà phụ nữ nên lưu ý:

  • Đột ngột nấc cục
  • Đột ngột buồn nôn
  • Toàn bộ cơ thể yếu đột ngột
  • Đột ngột đau ngực
  • Đột ngột khó thở
  • Đột ngột hồi hộp (đánh trống ngực)

Các loại đột quỵ ở người cao tuổi

Có nhiều loại đột quỵ khác nhau gây hậu quả khác nhau. Một số loại đột quỵ như:

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Quá trình thiếu máu cục bộ liên quan đến việc đông máu, máu đông sẽ chặn các động mạch và dòng chảy của máu đến não. Những đột quỵ này có thể do sự tích tụ mỡ và cholesterol trong các mạch máu. Theo thời gian, sự tích tụ này là chấn thương đối với mạch máu và cơ thể hình thành cục máu đông. Có 2 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ là tắc nghẽn mạch máu não và huyết khối.

  • Tắc nghẽn mạch máu não. Tình trạng này bắt đầu từ cục máu đông hình thành ở một nơi khác trong cơ thể (thường là ở tim), đi qua máu và đến não. Từ đó, cục máu đông có thể bị mắc kẹt trong mạch máu và gây đột quỵ.
  • Huyết khối. Cục máu đông hình thành ở mạch máu não được gọi là huyết khối. Giống với tắc nghẽn mạch máu não, đột quỵ do huyết khối cũng liên quan đến cục máu đông, nhưng trong trường hợp này, cục máu đông hình thành tại chỗ.

đột quỵ

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu trong não đột ngột. Huyết áp cao và chứng phình động mạch là một trong những nguyên nhân gây ra loại đột quỵ này. Chứng phình động mạch có thể phát triển trong vài năm, bạn có thể không phát hiện ra đến khi nó bị vỡ. Đột quỵ xuất huyết gây đau đầu do tăng áp lực trong não.

Tiên lượng cho đột quỵ ở người cao tuổi

Thông thường, đột quỵ thiếu máu cục bộ có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với đột quỵ xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ xuất huyết, nếu còn sống thì tỷ lệ hồi phục cao hơn.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và khả năng phục hồi/tiên lượng dựa trên 10 yếu tố sau:

  • Ý thức
  • Ánh mắt
  • Thị trường của mắt
  • Cử động mặt
  • Chức năng vận động của các chi
  • Sự phối hợp vận động
  • Mất cảm giác
  • Vấn đề về ngôn ngữ
  • Khả năng nói (nói rõ ràng, tìm đúng từ để diễn đạt suy nghĩ)
  • Sự chú ý

đột quỵ

Lời khuyên cho bệnh nhân bị đột quỵ

Sau khi bị đột quỵ, chúng ta phải có những kiến thức nhất định để vượt qua thời gian khó khăn này. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện được sức khỏe sau đột quỵ:

  • Bạn nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục, vì đây là một cách tuyệt vời giúp bạn tăng cường sức khỏe.
  • Bạn nên tránh rượu, thuốc lá vì những chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não và thần kinh.
  • Đối với những người bệnh gặp khó khăn trong vận động, bạn có thể đến các nhà trị liệu vật lý để giúp tăng cường chứng năng cân bằng, phối hợp và vận động.
  • Bạn có thể đến các nhà trị liệu ngôn ngữ để giúp khôi phục giọng nói bình thường.
  • Các vật lý trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bạn học lại các kỹ năng sống cơ bản mà bạn đã mất.

Việc chăm sóc và điều trị tại nhà sau cơn đột quỵ có thể giúp bạn hoặc người thân phục hồi và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Nguồn: Hellobacsi.vn