cham-sco-suc-khoe-tre-mam-non

Công tác tự chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh cá nhân bé trong độ tuổi mầm non là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp trẻ tạo được thói quen vệ sinh; phòng tránh bệnh tật cho bản thân; gia tăng sức khỏe cũng như hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên; góp phần tạo nguồn lực có chất lượng trong tương lai.

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo phát triển nhanh và đề kháng còn yếu nên dễ mắc bệnh. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Nắm được bí quyết về cách chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non giúp con bạn phát triển một cách toàn diện hơn. Đồng thời có một tuổi thơ đúng nghĩa giữa thời buổi công nghệ hiện đại. Vì vậy, chúng tôi đem đến những gợi ý quý báu cho các mẹ để hiểu thêm cách chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non. Các mẹ đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Đây hẳn sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho các mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ mầm non. Xem ngay nào!

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để trẻ phát triển và luôn khỏe mạnh

che-do-dinh-duong-cho-tre-mam-non

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mầm non hay ở bất kỳ một độ tuổi nào đều là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng cường sức đề kháng; hoàn thiện hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh tật một cách tốt hơn. Đặc biệt là các vitamin; khoáng chất từ các loại thực phẩm tự nhiên.

Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn mầm non thường xuyên phải ăn trưa tại trường, các bậc cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao chế độ ăn uống mà nhà trường cung cấp.

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ là cách chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non tốt

ren_thoi_quen_rua_tay_cho_tre

Môi trường bên ngoài có hàng trăm triệu vi khuẩn gây hại mà ngay cả hệ miễn dịch của một người trưởng thành đôi khi còn không thể chống trọi được. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý luôn giữ vệ sinh cho trẻ. Như tắm rửa thường xuyên; đồng thời không cho con tiếp xúc quá nhiều với những nơi được cho là có mầm bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà các bậc cha mẹ ngăn con được vui chơi những nơi công cộng. Bởi những nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng trẻ thường xuyên vận động có thể làm tăng sức đề kháng; giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi của con thường xuyên, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Đặc biệt, hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ mầm non bằng cách tập cho con thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều này không chỉ rèn luyện ý thức mà còn giúp bảo vệ con khỏi rất nhiều nguồn vi khuẩn gây hại.

Chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non khi thời tiết chuyển mùa

giu-am-cho-tre

Trẻ em độ tuổi mầm non khó có thể thích nghi với những thay đổi thất thường của thời tiết. Đặc biệt là vào thời điểm chuyển giao mùa, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Theo những nghiên cứu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, trẻ em được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều thường ít bị ảnh hưởng của thời tiết hơn những đứa trẻ ở trong nhà thường xuyên. Chính vì thế, vào những ngày thời tiết nắng nóng bạn có thể cho trẻ tiếp xúc với nắng sớm; mặc quần áo với chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi để trẻ thích nghi. Khi đi ra ngoài vào thời điểm nắng gắt nên sử dụng kem chống nắng dành cho trẻ em, đội mũ, mặc áo chống nắng. Đặc biệt mẹ nhớ cung cấp đủ nước cho bé nhé.

Ngược lại khi thời tiết chuyển lạnh, cần áp dụng một số phương pháp giữ ấm. Nhất là phần chân và cổ. Không nên nhốt trẻ trong nhà trong suốt những ngày lạnh. Nên cho trẻ ra ngoài khi có nắng để trẻ có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Kết hợp với nhà trường để có những phương án chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non

Trẻ ở độ tuổi mầm non thường khá hiếu động, tò mò, thích khám phá. Tuy nhiên ở giai đoạn này bé lại chưa hoàn thiện được những nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non tự bảo vệ bản thân. Chính vì thế, sự kết hợp từ các giáo viên và cha mẹ sẽ giúp chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non một cách toàn diện nhất.

Nguồn: Hanoiacademy.edu.vn