Khi thời tiết bắt đầu vào giai đoạn nắng nóng kéo dài, thì đây chính môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh dễ phát triển. Nổi bật trong các loại bệnh đó là các bệnh liên quan về da liễu, tiêu chảy… Căn bệnh tiêu chảy sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, dẫn đến mất nước, tụt huyết áp… Tuy nhiên, với những mẹo chữa trị tiêu chảy từ dân gian, các bà nội trợ sẽ không còn phải lo lắng về căn bệnh này.
Các biện pháp dưới bài viết sau đây có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Ưu điểm của các phương pháp này chính là là rất hiệu quả trong những trường hợp tiêu chảy nhẹ, và rất an toàn. Vì nó đã được kiểm nghiệm và được lưu truyền hàn ngàn năm trong dân gian. Tuy nhiên, bạn đọc cũng nên lưu ý rằng, với những trường hợp bạn bị tiêu chảy nặng, có dấu hiệu của nôn mửa, mệt mỏi, mất nước nhiều cần bù nước điện giải. Thì việc quan trọng là nên đưa tới những cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để điều trị nhé.
Nước sắc lá ổi chữa tiêu chảy rất tốt
Nguyên liệu: Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g.
Phương pháp: Tất cả hỗn hợp trên cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước. Khi còn 100ml thì chia ra uống 2 lần/trong ngày.
Ngoài ra có thể dùng: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g. Sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Gừng tươi nướng hãm lấy nước cầm tiêu chảy
Trong gian bếp của các gia đình khó có thể thiếu được gừng tươi. Bởi gừng là một loại gia vị khi chế biến đồ ăn. Đặc biệt, khi bị tiêu chảy, nôn do ngộ độc thức ăn. Chỉ cần lấy một củ gừng, rửa sạch, nướng lên.
Sau đó, cạo vỏ gừng, rửa lại một lần nữa cho sạch vết cháy. Cuối cùng cắt gừng thành từng miếng bỏ vào cốc hãm uống như trà. Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp cầm tiêu chảy rất tốt.
Lá mơ, trứng gà chữa tiêu chảy phân nhày do lỵ
Khi bị đau bụng, tiêu chảy phân nhầy do lỵ . Dân gian thường dùng lá mơ lông tươi (khoảng 50g) thái nhỏ. Sau đó trộn trứng gà 1 quả thêm gia vị hành tiêu vừa đủ chưng hấp chín ăn.
Tuy nhiên, nếu bệnh chưa khỏi hẳn. Có thể thưởng thức món ăn này thêm vài ngày nữa để chữa tiêu chảy dứt hẳn.
Nước sắc vỏ rụt, vỏ quýt cầm tiêu chảy
Cùng trong trường hợp tiêu chảy do ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g, củ gấu (giã giập sao vàng) 40g.
Các vị trên sấy khô tán nhỏ rây mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi, hãm một lúc, gạn lấy nước uống.
Cháo củ kiệu, cháo chim bồ câu bổ tỳ vị cho trẻ tiêu chảy
Mẹo này dùng cho người bị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.
Cháo củ kiệu 50g, rửa sạch thái lát 50g, thịt ức gà 50g thêm gia vị, xào chín. Cho vào nồi cháo đã nấu nhừ, ăn khi còn nóng.
Cháo chim bồ câu: Chim bồ câu non 1 con làm sạch, gạo nếp 100g, thêm gia vị rau mùi tàu, hành hoa, gừng tươi gia vị vừa đủ, nấu cháo, ăn nóng.
Súp cà rốt dùng cho trẻ bị tiêu chảy
Nguyên liệu: Cà rốt tươi 500g, muối.
Phương pháp: Cà rốt tươi rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ. Để cho cạn còn 1 lít. Sau đó vớt cà rốt ra, đem nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, cho thêm 3g muối rồi đun sôi lại ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Ngoài ra có thể nấu cháo hoặc súp với thịt lợn nạc hoặc thịt gà. Nấu nhừ và loãng hơn bình thường, cho thêm khoảng 100ml súp cà rốt để tạo thành thành phẩm. Tuy nhiên, khi trẻ bớt tiêu chảy, cho giảm bớt lượng súp cà rốt, tăng dần lượng cháo đến khi khỏi hẳn.
Nguồn: Benh.vn