cham-soc-rang-mieng

Khi chúng ta dần có tuổi, việc giữ gìn sức khoẻ và có một lối sống lành mạnh trở nên rất quan trọng. Đặc biệt, việc phòng ngừa và chăm sóc răng miệng cho người trưởng thành cũng quan trọng như cách đây vài năm. Kể cả khi đã trưởng thành, bạn khó có thể tránh khỏi các vấn đề về răng miệng mà chúng ta chưa hề gặp khi còn trẻ.

Ngoài việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tại nhà một cách điều độ và khoa học, cách tốt nhất bạn cần làm là sắp đặt lịch hẹn kiểm tra nha khoa định kỳ với các nha sĩ và được các nha sĩ chăm sóc một cách chuyên nghiệp. Nha sĩ của bạn có thể theo dõi khắn khít sức khỏe răng miệng của bạn và chăm sóc các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Như các cụ ta thường có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Phía dưới là Ffg.vn một vài tình trạng cần lưu ý và thảo luận với nha sĩ trong quá trình kiểm tra răng định kỳ hàng năm của bạn:

Bệnh Nha Chu

voi-rang-bam-sat-nuou

Sau 35 tuổi, bệnh nhân thường bị rụng răng do bệnh nha chu hơn là do bệnh sâu răng. Nếu bạn không có thói quen chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa. Đồng thời bạn cũng đã bỏ qua những lần thăm khám răng định kỳ, mảng bám vi khuẩn và cao răng có thể tích tụ trên răng của bạn.

Các mảng bám và cao răng này có thể gây tổn thương cho xương hàm và các kết cấu hỗ trợ trong miệng của bạn. Răng sẽ bắt đầu bị lung lay, và nếu tình trạng đó tiếp tục diễn tiến. Bạn có thể cần phải phẫu thuật nha chu hoặc thậm chí bị rụng một số răng. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, trong nhiều trường hợp, đây là một bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Ung Thư Miệng

ung-thu-mieng

Theo Viện Nghiên cứu Nha khoa và Sọ mặt Quốc gia Hoa Kỳ. Đàn ông trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao nhất. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), trong thời gian sắp tới, có khoảng 36.000 người sẽ bị mắc bệnh ung thư miệng, ung thư lưỡi hoặc ung thư cổ họng. Và ACS cũng ước tính rằng sẽ có tới 6.850 người sẽ tử vong vì các bệnh ung thư này. Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư miệng được phát hiện đầu tiên bởi nha sĩ trong khi khám răng định kỳ.

Kiến Thức Cần Biết Về Trám Răng

Độ bền của lớp phủ trám răng có thể duy trì từ 8 đến 10 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lớp trám răng có thể có tuổi thọ đến 20 năm hoặc lâu hơn. Khi lớp trám răng trong miệng bắt đầu bị vỡ ra, thức ăn và vi khuẩn có thể xâm nhập bên dưới những lớp trám này.

Khi tình trạng này xảy ra, sâu răng có thể xâm nhập sâu vào răng của bạn, ảnh hưởng đến dây thần kinh. Và bạn có thể cần phải điều trị tủy răng. Nếu cấu trúc răng cùng với lớp trám răng bị phá vỡ. Lựa chọn duy nhất của bạn là phải thực hiện điều trị tủy đối với toàn bộ phần mão răng và chân răng để khắc phục tình trạng này.

Vấn Đề Về Khớp Thái Dương Hàm

cham-soc-rang-mieng

Các bất thường về khớp cắn và các thói quen răng miệng. Như nghiến răng có thể dẫn đến tình trạng đau khớp thái dương hàm (TMJ). Có nhiều yếu tố có thể khiến khớp cắn hơi dịch chuyển một chút so với bình thường. Nhưng việc nhổ răng có thể khiến vị trí răng trong miệng thay đổi đáng kể. Đồng thời thay đổi hoàn toàn khớp cắn. Dần dần, các khớp đảm nhiệm chuyển động của hàm có thể bị ảnh hưởng. Gây đau đớn và dẫn đến tình trạng hàm bị trật. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao việc cấy ghép răng lại quan trọng đến vậy.

Nếu bạn hay nghiến răng khi ngủ. Nha sĩ có thể cho bạn sử dụng dụng cụ bảo vệ chống nghiến răng ban đêm. Thiết bị này có tác dụng làm giảm căng thẳng cho các khớp. Thiết bị cũng giúp bạn ngừng tình trạng nghiến răng. Thói quen có thể dẫn đến mòn men răng.

Bệnh nhân nữ

Phụ nữ có các yêu cầu sức khỏe răng miệng đặc biệt trong các giai đoạn đặc thù trong cuộc sống của họ. Sự thay đổi nồng độ hormone nữ trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Sẽ làm thay đổi cách thức nướu phản ứng với mảng bám. Vì vậy, vào những thời điểm này, phụ nữ cần đặc biệt kỹ lưỡng khi đánh răng. Và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh nướu răng.

Thông tin quan trọng khác bạn nên biết:

  • Nguyệt san: Một số phụ nữ thấy rằng nướu của họ sưng lên. Có thể nhạy cảm và chảy máu trước các chu kỳ kinh nguyệt của họ. Trong khi những người khác trải qua các vết loét lạnh hoặc lở loét. Những triệu chứng này thường biến mất khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu và căng thẳng giảm đi.
  • Thuốc uống ngừa thai: Viêm nướu là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng thuốc uống ngừa thai.

cham-soc-rang-mieng-1

  • Mang thai: Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều phụ nữ bị viêm nướu khi mang thai. Khi mảng bám răng liên tục tích tụ trên răng và gây kích ứng đường nướu. Các triệu chứng bao gồm nướu đỏ, nướu bị viêm và chảy máu. Việc chăm sóc trước khi sinh là đặc biệt quan trọng để giữ cho miệng khỏe mạnh.
  • Thời kỳ mãn kinh: Các triệu chứng răng miệng mà phụ nữ có thể phải trải qua trong giai đoạn này bao gồm nướu đỏ hoặc viêm bướu, đau và khó chịu ở miệng, cảm giác nóng rát. Ngoài ra còn cảm giác vị giác thay đổi trong miệng và khô miệng.
  • Loãng xương: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa loãng xương và bệnh tiêu xương hàm. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị mất răng. Vì mật độ xương hỗ trợ răng có thể bị giảm. Khi kết hợp với bệnh nướu răng, loãng xương sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu xương quanh răng.

Nguồn: Colgate.com.vn