Khi bạn thụ thai, bạn thấy cơ thể mình đang trải qua nhiều thay đổi khác nhau do sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong hệ thống của bạn. Da cũng bắt đầu xỉn màu. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng có nhiều biến đổi. Cơ thể dần trở nên nặng nề hơn, ợ nóng, buồn nôn rồi tức ngực,.. Đó là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nhiều bạn khi mang thai còn gặp tình trạng đau cổ tay. Vậy liệu biểu hiện đó có phải là bệnh không? Nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không?
Bạn đừng quá lo lắng nhé! Trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có triệu chứng đau cổ tay khi mang thai. Nó có thực sự nguy hiểm không? Hướng giải quyết ra sao?
Tất cả những lo lắng của bạn được chúng tôi tập hợp và giải đáp ngay trong bài viết này. Cùng theo dõi để biết thông tin chi tiết nhé!
Đau cổ tay khi mang thai và cách khắc phục
Triệu chứng thường thấy
- Các triệu chứng thông thường bao gồm: tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay.
- Mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.
- Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất ngay khi bạn sinh con, lúc hormone và chất dịch trong cơ thể quay trở về “nguyên trạng”.
Các biện pháp khắc phục
- Tư thế ngủ thích hợp: Nếu những cơn đau làm phiền bạn lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.
- Thay đổi thói quen: Mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ một số điều chỉnh nhỏ đôi khi lại mang đến những thay đổi lớn cho đôi bàn tay bạn. Chẳng hạn như nếu phải làm việc nhiều với máy tính; mẹ bầu nên điều chỉnh ghế cao hơn để tay không phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Sử dụng hai tay khi đánh máy hoặc mẹ có thể sử dụng bàn phím Ergonomic keyboard; với thiết kế đặc biệt mang lại sự thoải mái cho người dùng. Dành thời gian nghỉ ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay.
- Tập thể dục: Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu này.
Nguồn: Meyeucon.org