Trời bắt đầu chuyển lạnh cũng là một trong những lý do khiến bạn phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhau. Trừ những bệnh về xương khớp ra; thì bạn còn có thể mắc phải các căn bệnh về cảm cúm, sốt… Chính những căn bệnh dai dẳng này mới chính là nguyên do có thể khiến bạn bị nặng đầu; chúng còn là những nguyên nhân gây ra căn bệnh khác nặng hơn; làm cho mọi hoạt động trong ngày của bạn dường như ảnh hưởng rất nhiều.

Đừng lo lắng khi giờ đây bạn có thể khắc phục những căn bệnh cả cúm trên; bằng cách tìm hiểu về những bài thuốc chống cảm cúm từ bài thuốc thiên nhiên. Đây chính xác sẽ là những điều bạn cần làm trong mùa rét năm nay; để có thể vừa bảo đảm an toàn cho bản thân; vừa không sợ bị các căn bệnh này có thể đến vào bất cứ lúc nào.

Cảm lạnh

Cảm lạnh

Biểu hiện bên ngoài thường là:

  • Đau lưng
  • Lạnh 2 lòng bàn chân
  • Giảm huyết áo
  • Đau nhức gáy
  • Xương sống ớn lạnh…

Thậm chí chúng còn kéo theo các triệu chứng như tái môi và tái nhợt mặt… đây chính là biểu hiện của việc bị cảm lạnh. Nguyên nhân là do những khí lạnh bên ngàoi đã xâm nhập vào cơ thể.

Điều bạn cần làm lúc này là nên để người bệnh xông hơi, hoặc cạo gió. Chỉ nên ăn cháo để bổ sung chất trong mỗi bữa ăn. Uống trà pha cùng mật ong và chanh; để có thể phục hồi nhanh chóng hơn.

Cảm lạnh và bị sốt

Cảm lạnh và bị sốt

Khi phần trán đỏ và nóng thì phần lưng và chân lại có  những dấu hiệu lạnh; bạn không nên giải cảm bằng cách đánh gió hay xông hơi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người bệnh; khiến huyết áp tăng cao và dương khí lúc này sẽ mạnh hơn.

Vì vậy hãy dùng các biện pháp có thể làm ấm phần dưới của cơ thể. Như việc đi vớ vào chân; hay thực hiện xoa bóp bằng dầu gió. Bạn cũng có thể chuẩn bị một chậu nước gừng nóng sau đó ngâm chân mình vào.

Sốt rét

Người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi; khi vừa nóng và vừa lạnh khiến cơ thể không còn muốn hấp thu các dưỡng chất. Gây tình trạng biếng ăn hoặc ăn không ngon. Họng có thể bắt đầu khô lại, mồ hôi sẽ liên tục chảy ra, miệng đắng và hoa mắt chóng mặt… Nếu nặng hơn bạn còn phải đối mặt với những triệu chứng như vàng da, ngực sườn đau… Vì vậy hãy giải cảm sớm nhất có thể bằng cách uống thuốc theo chỉ định; chỉ nên ăn cháo cho nhẹ bụng.

Bài thuốc cổ phương “Tiểu sài hồ thang” chữa cảm lạnh

Tiểu sài hồ thang

  • 12g sài hồ
  • 8g hoàng cầm
  • 4g nhân sâm
  • 12g bán hạ
  • 4g cam thảo đã được nướng cho thơm
  • 16g bạch truật
  • 5 quả táo tàu

Bạn nên sắc chung tất cả các nguyên liệu sau đó dùng chúng trong lúc còn ấm và đói búng. Sử dụng 3 lần trong một ngày; để có thể giải cảm tốt nhất.

Những thứ cần bỏ túi phòng khi cảm lạnh

Gừng nướng:

Gừng nướng

Nên chuẩn bị sẵn một củ gừng nướng. Những khi cơ thể có những dấu hiệu bất ổn của việc cảm lạnh; hãy sử dụng chúng bằng cách cắn miếng nhỏ cho vào miệng. Hoặc bạn cũng có thể pha gừng với nước đường để uống giải cảm.

Dầu gió: 

Đây chính là một thư dầu quen thuộc, đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Bạn có thể sử dụng chúng để làm ấm vùng bụng; làm giảm đau cũng như hạ sốt cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, hoặc người đang bị sốt cao, tăng huyết áp… thì không nên sử dụng các loại dầu gió.

Nguồn: 24h.com.vn