Chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Khi bước sang tuổi 30 là cơ thể chúng ta bắt đầu của quá trình lão hóa. Vì thế đối với phụ nữ tuổi 30 cần chú trọng chăm sóc nhiều hơn cho sức khỏe sắc đẹp. Càng chăm sóc sức khỏe sớm, lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ sẽ càng mang lại lợi ích tích cực cho cơ thể.

Khi còn trẻ, cơ thể còn sung sức, khả năng đề kháng tốt, sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, ngoài 30 tuổi trở ra bạn sẽ thấy rõ những thay đổi của cơ thể từ vẻ bề ngoài tới sức khỏe bên trong, giảm sút rõ rệt. Để cải thiện sức khỏe cơ thể có nhiều phương pháp dành cho phụ nữ tuổi 30.

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe càng sớm, bạn càng tránh được nhiều nguy cơ về bệnh tật, đặc biệt giữ sức khỏe tốt ngay cả khi về già. Dưới đây là 8 nguyên tắc để bạn có thể tham khảo, xây dựng một liệu trình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng; trong việc đảm bảo cơ thể của bạn luôn phát triển khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng; độ tuổi thích hợp nhất mà phụ nữ nên bắt đầu có một chế độ ăn riêng là ở khoảng 32 tuổi.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30

Nguyên nhân là do từ độ tuổi 20 đến đầu 30; bạn thường có rất nhiều thứ phải bận tâm; và dường như sẽ chẳng còn thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, khi bước sang độ tuổi 30; với sự bắt đầu của tiến trình lão hóa; đã đến lúc bạn nên ưu tiên cho việc tăng cường; và củng cố sức khỏe.

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng; với đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa cùng trái cây và rau củ; đồng thời hạn chế đường và calo sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe ở mức tối ưu.

Tập luyện thể chất đều đặn mỗi ngày

Một trong những điều quan trọng nhất; mà bạn cần thực hiện, không chỉ khi ở độ tuổi 30; mà còn đối với mọi lứa tuổi, chính là tập thể dục và rèn luyện thể chất đều đặn.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30

Hãy tìm ra loại hình bài tập; mà bạn ưa thích và bắt đầu tập luyện ngay khi bước vào độ tuổi 30. Để củng cố sức khỏe; và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm; bạn nên duy trì vóc dáng thon gọn và chỉ số cân nặng khỏe mạnh.

Các bài tập cardio, chạy bộ, bơi lội; chạy xe đạp sẽ là những lựa chọn lý tưởng giúp bạn tăng cường thể lực và rèn sức bền.

Thực hiện bài tập bài tập kegel

Bài tập kegel, hay còn gọi là bài tập củng cố sức mạnh cơ sàn; chậu, có tác dụng giúp cho vùng cơ sàn chậu của bạn khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, các bài tập này sẽ gián tiếp giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ gặp phải những tình huống khó xử chẳng hạn như són tiểu, xì hơi hay đi vệ sinh không kiểm soát được khi xì hơi.

Bệnh tiểu tiện không kiểm soát là tình trạng gây phiền muộn và ảnh hưởng đến 40% phụ nữ sau khi bước qua độ tuổi 30. Vì thế, để tránh gặp phải vấn đề này, việc tập luyện kegel tối thiểu 30 giây mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện sức mạnh cơ sàn chậu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu tiện không kiểm soát.

Làm kiểm tra ung thư vú định kỳ

Khi bước sang độ tuổi 30, phụ nữ nên đi khám định kỳ mỗi tháng một lần để kiểm tra sức khỏe vùng ngực, vú. Đồng thời, bạn hãy nói cho bác sĩ điều trị biết nếu như bạn trải qua bất kỳ cơn đau nhức, sưng tấy, nổi ban ở hai bên vú hoặc phát hiện một bên vú xuất hiện khối u lạ.

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh ung thư vú nếu có và có những biện pháp điều trị từ sớm. Đối với những phụ nữ có tiền sử gia đình hoặc người thân mắc bệnh ung thư vú nên tiến hành chụp quang tuyến vú ngay từ độ tuổi 35.

Hạn chế việc ngồi văn phòng quá lâu

Ở độ tuổi này, bạn nên học cách trở nên năng động cũng như hoạt động đi lại nhiều hơn, thay vì chỉ ngồi làm việc cả ngày. Thói quen ngồi lâu suốt ngày dài mang lại những tác hại khôn lường đối với sức khỏe của bạn, đặc biệt là xương cột sống và đĩa đệm.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Australia đã cho thấy đã cho thấy những người ngồi liên tục hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ tử vong lên đến 40%, cao hơn so với những người ngồi ít hơn 3 tiếng. Vì thế, xen kẽ giữa những lúc làm việc, bạn nên đứng lên đi lại vài vòng hoặc chạy lên xuống cầu thang, giúp máu lưu thông và để cơ thể không bị cứng đờ do ngồi lâu.

Học cách kiểm soát cơn giận dữ

Khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống và trong công việc thường ngày, có đôi lúc bạn sẽ không thể tránh khỏi việc có những cảm xúc tiêu cực như chán nản, buồn bã hay đặc biệt là giận dữ. Tuy nhiên, đã đến lúc bạn nên học cách kiềm chế cơn giận của mình. Tình trạng cáu gắt quá mức có thể khiến bạn có chất lượng giấc ngủ kém, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychosomatic Medicine.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 30

Ngoài ra, cơn giận có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao đột ngột, khiến tim và mạch đập nhanh hơn, những tác nhân góp phần gây bệnh cao huyết áp và tim mạch. Mỗi khi tức giận, bạn nên tập hít thở sâu lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi bạn cảm thấy cảm xúc đã dịu bớt. Bên cạnh đó, bạn nên theo đuổi bộ môn yoga hoặc thiền định để cân bằng tâm trạng và bình ổn cảm xúc.

Quan tâm hơn đến sức khỏe xương khớp

Khi bước qua độ tuổi 30, xương cốt của bạn đang dần suy yếu. Trên thực tế, mật độ xương của bạn sẽ tăng nhanh ở giai đoạn thiếu niên, đạt ngưỡng ở mốc 30 và bắt đầu giảm dần sau đó, khoảng 1% mỗi năm. Nếu mật độ xương giảm xuống quá thấp, bạn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh loãng xương. Do đó, đã đến lúc bạn nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của xương.

Hãy tăng cường hấp thu canxi; từ các nguồn thực phẩm hằng ngày như các loại rau lá xanh, hải sản, sữa. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với chương trình tập luyện thể thao thường xuyên để giúp giữ xương luôn chắc khỏe.

Thoa kem chống nắng khi ra ngoài

Hãy bảo vệ làn da của bạn khỏi các tác hại từ tia cực tím; chứa trong ánh nắng mặt trời; bằng cách thoa kem chống nắng 30 phút; trước khi ra ngoài trời. Không chỉ giúp làn da khỏi bị sạm đen; kem chống nắng còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da; đồng thời làm chậm quá trình lão hóa. Hãy sử dụng loại kem có chỉ số SPF tối thiểu là 30; để bảo vệ da khỏi tia UV.

Cùng với những nguyên tắc chăm sóc sức khỏe; dành cho phụ nữ tuổi 30; bạn cũng nên khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần ; để đảm bảo rằng cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhé.

Nguồn: Hellobacsi.com