Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền và miễn dịch thần kinh, khi kết hợp với vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ở trẻ nhỏ và suy dinh dưỡng. Theo một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng kể từ năm 1985 đến 2014. Số trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi tuy giảm nhưng mức độ thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn ở mức cao, đặc biệt là thiếu canxi. Ở mức khuyến nghị, khẩu phần ăn của trẻ chỉ có thể đáp ứng hơn 60% nhu cầu canxi của cơ thể.
Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiêm Bác sĩ trưởng Trung tâm Dinh dưỡng Thể thao Miền Bắc cho biết, 99% lượng canxi trong cơ thể người nằm trong xương và răng (một phần nhỏ trong máu). ). Vì vậy, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương; răng của trẻ. Để trẻ phát triển và hạn chế tình trạng chậm lớn; cha mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ đầy đủ và đúng cách để có kết quả tốt nhất. Nhu cầu canxi đối với cơ thể được xác định trong mối tương quan với phospho: tỷ số Ca/P tiêu chuẩn là >0.8 đối với mọi lứa tuổi; tốt nhất là 1-1.5 (đặc biệt đối với trẻ em).
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng; chiếm khoảng 70% thành phần cấu tạo của xương. Ngoài ra, canxi còn có vai trò giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt và tăng dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Đặc biệt, đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất; hoàn thiện cấu trúc xương; việc bổ sung canxi đáp ứng nhu cầu cơ thể là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Nguyên nhân gây thiếu hụt canxi ở trẻ
Nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi ở bé có thể kể đến như: Trẻ bị thiếu oxi hoặc bị ngạt trong quá trình sinh; Di chứng do mẹ ngộ độc thai nghén; đái tháo đường thai kỳ; Trẻ không được tắm nắng thường xuyên dẫn đến thiếu vitamin D (Vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi); Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ chưa hợp lý.
Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thiếu canxi là do cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con; dẫn đến những cách chăm sóc sai lầm; cung cấp dinh dưỡng không hợp lý. Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn dặm quá sớm hoặc không đúng cách; thức ăn không đa dạng; lựa chọn thực phẩm chưa phù hợp.
“Chế độ ăn quá mặn, quá nhiều đạm; thức ăn có chất kích thích hoặc quá nhiều chất xơ; ngũ cốc sẽ dẫn đến việc cơ thể trẻ kém hấp thụ can xi; gây thiếu hụt canxi ở trẻ”, TS.BS Phạm Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Thiếu canxi ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Canxi là chất khoáng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Trẻ thiếu canxi có thể mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như:
Còi xương:
Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương. Giai đoạn đầu đời chính là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ về khung xương ở trẻ. Do đó, nếu không được bổ sung đủ canxi theo khuyến nghị; hệ quả là khung xương của trẻ không được phát triển tối đa; dẫn đến tình trạng thấp còi.
Suy dinh dưỡng:
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng canxi có vai trò liên kết với một số enzyme tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Trẻ thiếu chất này sẽ không hấp thu được một số chất dinh dưỡng cần thiết khiến trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.
Biến dạng xương:
Khung xương đóng vai trò quan trọng như một giá đỡ cho toàn bộ cơ thể; trong đó các xương chân và cột sống giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Các xương này thường có cấu trúc to và rất chắc chắn; cũng như là nơi tích lũy lượng canxi lớn nhất của cơ thể. Nếu trong giai đoạn phát triển về khung xương; trẻ không được bổ sung đủ lượng canxi; các xương này sẽ yếu và biến dạng trong quá trình trẻ tập đi; nô đùa hoặc mang vác các đồ vật,… Thiếu can xi ở trẻ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý biến dạng xương cao hơn như: chân vòng kiềng; chân chữ X,…
Rối loạn hệ thần kinh:
Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể trẻ thiếu hụt can xi; các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.
Rối loạn giấc ngủ:
Khi các xung động thần kinh không ổn định; vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn nên trẻ rất khó đi vào giấc ngủ. Trẻ thiếu canxi thường gặp phải tình trạng khó ngủ; ngủ không ngon giấc; hay quấy khóc đêm, giật mình khi ngủ.
Co giật các cơ:
Sự co duỗi các cơ trong cơ thể xảy ra là do phản ứng trao đổi các ion qua màng tế bào có sự hỗ trợ của canxi. Khi trẻ không được bổ sung đủ lượng canxi; các phản ứng này bị rối loạn dẫn đến tình trạng co giật các cơ.
Hệ miễn dịch suy yếu:
Canxi là thành phần đầu tiên phát hiện những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và thông báo kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu canxi khiến chức năng miễn dịch giảm sút; trẻ dễ mắc các bệnh theo mùa; dễ ốm vặt.
Thiếu hụt khiến trẻ phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng việc bổ sung canxi quá mức và không đúng cách sẽ ức chế việc hấp thu các chất sắt và kẽm ở trẻ, trẻ sẽ thấy nóng trong người, khó chịu, táo bón, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy thận,… Vì vậy, tình trạng thiếu canxi ở trẻ cần được chẩn đoán chính xác và bổ sung đúng cách để tăng hiệu quả điều trị./.
Nguồn: Nutrihome.vn