tu-ki-2

Bệnh tự kỷ không chỉ có ở trẻ em, người lớn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tự kỷ là một bệnh do các yếu tố liên quan đến chức năng của não gây ra. Ở người lớn, biểu hiện của bệnh tự kỷ khác với trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tự kỷ sẽ trở thành căn bệnh mãn tính và hành hạ họ suốt đời.

Đôi khi, những người bạn yêu thương có những biểu hiện bất thường trong giao tiếp, ứng xử, thậm chí là chuyện chăn gối… Bạn trách họ vì họ không quan tâm và để ý đến bạn, thậm chí họ càng ngày càng quá đáng. Hãy quan tâm và chú ý họ nhiều hơn, vì người thân của bạn có thể có dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn.

Bài viết dưới đây Ffg.vn sẽ chia sẻ cho bạn những kiến ​​thức liên quan đến bệnh tự kỷ ở tuổi trưởng thành cũng như cách điều trị.

Tự kỷ là bệnh gì?

tu-ki-1

Tự kỷ là một chứng bệnh bị gây ra bởi những vấn đề trong hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của người bệnh.  Người mắc chứng tự kỷ thường tự giao tiếp với chính mình. Mất khả năng giao tiếp với những người khác. Cũng như có vấn đề về ngôn ngữ, khả năng suy luận và vui chơi.

Tự kỷ bao gồm rất nhiều triệu chứng, hành vi và mức độ suy giảm. Từ việc chỉ là một số khuyết tật gây ra những hạn chế trong cuộc sống hằng ngày. Cho đến các biểu hiện suy nhược nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.

Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn

Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn

– Trong giao tiếp : Đối với những người ở lứa tuổi trưởng thành; Trong quá trình giao tiếp sẽ gặp phải những vấn đề về ngôn ngữ, cử chỉ, và cách biểu lộ cảm xúc. Những người này thường sống cô lập, không muốn nói chuyện cùng ai. Không chia sẻ với bất kì ai, kể cả bạn bè và người thân trong gia đình. Họ thường không tiếp xúc , sẻ chia những thành công, thất bại. Hay tâm sự những chuyện ưu phiền với mọi người. Họ luôn cảm thấy sự thiếu đồng cảm, quan tâm của người khác. 

– Trong công việc : Nếu bệnh nhân đang độ tuổi trong quá trình học tập. Họ sẽ có biểu hiện sa sút học tập, tiếp thu chậm. Và cách ly với bạn bè. Nếu trong giai đoạn trưởng thành, đi làm , bệnh nhân sẽ có không hoàn thành tốt công việc, bị rập khuôn. Và hay lặp đi lặp lại một câu từ nào đó mà họ ấn tượng.

– Trong hành vi : họ chỉ tập trung hay sử dụng vào những đồ vật quen thuộc hay có ấn tượng mạnh. Không cho người khác động vào những món đồ đó. Hay tập trung nhất định vào một chủ đề nào đó mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh.

Cách điều trị tự kỷ ở người lớn

benh-tu-ky-o-nguoi-lon-2

– Can thiệp tâm lý : Xây dựng cho họ những thói quen, hành vi đơn giản trong cuộc sống. Để kiểm soát được những sự việc hằng ngày. Và bảo vệ bản thân tránh được những nguy hiểm. Phát triển các hành vi thích ứng phù hợp với từng người, từng công việc, trạng thái. Bên cạnh đó, người nhà, bác sĩ có thể đánh giá điểm mạnh yếu để giúp đỡ họ xác định hướng nghề nghiệp giúp họ hòa đồng với cuộc sống.

– Quan tâm nhiều hơn : Đối với những người tự kỷ, họ luôn cần một sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, bạn bè, và người thân. Nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự, vui chơi. Và hạn chế để người tự kỷ ngồi một mình, xem fim một mình, sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính một mình trong thời gian dài. Để người tự kỷ không cảm thấy mình lạc lõng và bị bỏ rơi.

– Để người tự kỷ học tập và lao động cùng mọi người : Không phân biệt , thờ ơ với người tự kỷ. Ở người trưởng thành, họ vẫn có thể học tập, lao động, và làm việc. Vậy nên cần can thiệp tâm lý, giúp đỡ để họ hòa đồng, gần gũi. Và tăng khả năng tư duy cũng như vận động giúp bệnh tình có thể phát triển tốt.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn. Hi vọng bạn đọc có thể tìm ra cách điều trị phù hợp cho bản thân và những người xung quanh. 

Nguồn: Bacsixanh.vn