Đau bụng nhẹ và chuột rút rất phổ biến khi mang thai và hiếm khi là dấu hiệu cho thấy bất kỳ điều gì không ổn. Nhưng nếu bạn bị đau dữ dội, bạn nên tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức vì đó có thể là do mang thai ngoài tử cung, sẩy thai, nhau bong non hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.1 Tìm hiểu những triệu chứng này cho thấy gì ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ và khi nào nên đến gặp bác sĩ . Chảy máu cam khi mang thai khá phổ biến. Mặc dù chúng có thể đáng báo động, nhưng trong hầu hết các trường hợp, không cần phải lo lắng và bạn có thể tự điều trị chảy máu mũi. Nhưng đó là bệnh thường gặp khi mang thai.
Vậy những bệnh thường gặp của phụ nữ mang thai vào thời điểm mùa đông là bệnh nào? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Những bệnh thường gặp khi mang thai vào mùa đông
Hen phế quản
Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Những biến chứng có thể gặp với thai nhi khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh.
Bệnh thường gặp – Viêm mũi dị ứng
Với người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn gây hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.
Bệnh cúm
Mất ngủ
Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi; nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.
Để bà bầu ngủ ngon giấc cần chú ý tư thế ngủ. Có thể kê một chiếc gối cao để gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ; tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu.
Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể; khiến phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về da; ví dụ như: nám da, vàng da, ngứa, rạn nứt da. Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách dùng kem dưỡng da dành cho bà bầu. Đồng thời cung cấp đủ nước cho da là điều hết sức cần thiết; vì da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.
Hiện tượng vàng da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzym thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.
Bệnh trĩ và táo bón
Ăn ít chất xơ, ít uống nước; ít vận động khi mang thai và sử dụng nhiều chất bổ dưỡng; các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở bà bầu. Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế; có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn. Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng; thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém.
Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh; tăng áp lực khoang chậu; tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn; hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Để phòng hai chứng bệnh này, khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước; ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.
Nguồn: Meyeucon.com