Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân có hại từ môi trường, đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh viêm phổi cấp (COVID-19). Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi rút, vi khuẩn; ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người. Với sự trợ giúp của hệ thống đề kháng tốt; cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được các các tác nhân gây hại xâm nhập từ môi trường; hoặc khi chúng đã xâm nhập hệ miễn dịch sẽ tìm cách loại bỏ chúng
Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và sức đề kháng còn rất thấp. Trẻ ở cùng độ tuổi, điều kiện chăm sóc và môi trường sống phải đối mặt với những tác động bên ngoài như dịch bệnh, thay đổi thời tiết. Tùy từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau; trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau có trẻ bị ốm; có trẻ sẽ không bị ốm. Điều này là do hệ thống miễn dịch của trẻ khác nhau. Trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đây là dấu hiệu của suy giảm khả năng miễn dịch và suy dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là với việc trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị ốm và có điều kiện phát triển hơn.
Trẻ cần được tăng sức đề kháng để tránh bị ốm vặt
Vì vậy, ba mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ; đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý và lối sống lành mạnh. Các bệnh trẻ dễ mắc khi sức đề kháng yếu. Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột; không khí ô nhiễm,… tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn; virus có hại phát triển. Đây là thời điểm nhạy cảm khiến cơ thể trẻ rất dễ nhiễm bệnh.
Nếu ba mẹ không giúp trẻ xây dựng một hệ thống miễn dịch tốt; tăng sức đề kháng cho trẻ, trẻ sẽ mắc các bệnh truyền nhiễm như: tay chân miệng, sởi, thủy đậu,… và các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm; hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi, viêm họng,… đặc biệt trong tình hình dịch viêm đường hô hấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc bảo vệ trẻ từ bên ngoài như đeo khẩu trang; hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người; rửa tay thường xuyên,… ba mẹ cũng cần lưu ý tăng sức đề kháng cho trẻ từ bên trong qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý và lối sống lành mạnh.
Cho trẻ uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể; đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ; cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Vì vậy, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi; cân nặng và cường độ hoạt động, vui chơi của từng bé.
Lượng nước uống trung bình mỗi ngày theo American dietary recommendations (Institute of Medicine, 2005) (giải thích: ví dụ trẻ 1-3 tuổi; trung bình mỗi ngày cần nhập vào 1300ml nước; trong đó 900ml là từ nước uống và 400ml còn lại là từ canh, trái cây…)
Bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ vào thực đơn
Những thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Ba mẹ hãy bổ sung ngay những thực phẩm này vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho trẻ nhé!
-Cá: ba mẹ nên bổ sung cá thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của trẻ vì cá có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch.
-Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua; gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,… không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
-Khoai lang: loại củ này có chứa nhiều beta-carotene, vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn đồng thời giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
-Các loại trái cây chứa các chất tăng sức đề kháng cho trẻ: Chuối giàu vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali; cam và quýt với lượng vitamin C dồi dào; nho chứa chất chống oxy hóa cao,… có tác động tích cực đến hệ miễn dịch.
Cho trẻ ăn một cách khoa học
Không những chú trọng đến việc cho trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc cho trẻ ăn thế nào là đúng cách. Ba mẹ cần tập cho trẻ ăn đúng giờ, đều đặn. Thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú và cảm giác ngon miệng cho bé. Một bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng là phải có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, không nên chỉ tập trung vào một loại chất.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Đối với các vắc xin dịch vụ, ba mẹ có thể cân nhắc tùy theo điều kiện của gia đình.
Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân
Ba mẹ nên làm gương và tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi hay đi từ bên ngoài về. Ba mẹ cũng cần nhắc trẻ không được dụi mắt, mũi bằng tay. Vì tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các vật trong môi trường bên ngoài, chứa hàng nghìn vi khuẩn nếu không được rửa sạch./.
Nguồn: Jiohealth.com