Những người mắc bệnh tiểu đường cần kế hoạch ăn uống lành mạnh

Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa để giữ cho bệnh tiểu đường khỏe mạnh và ngăn ngừa một số biến chứng. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường.

Một chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường không gì khác hơn là một chế độ ăn vừa phải và giống các bữa ăn thông thường. Một chế độ ăn kiêng tốt cho bệnh nhân tiểu đường là một kế hoạch ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo và calo. Nên hạn chế các đồ ăn có nhiều đường. Trên thực tế, một chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường là kế hoạch ăn kiêng tốt nhất cho hầu hết mọi người.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường cần lên thực đơn?

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường; bác sĩ có thể khuyên bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập kế hoạch ăn uống lành mạnh. Thực đơn này giúp kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu; cân nặng và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim; chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol cao.

Khi bạn ăn thêm calo và chất béo; cơ thể bạn sẽ gia tăng đường huyết không mong muốn. Nếu đường huyết không được kiểm soát; nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng; chẳng hạn như mức đường huyết cao (tăng đường huyết); nếu kéo dài; có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài; chẳng hạn như tổn thương thần kinh; thận và tim.

Bạn có thể giúp giữ mức đường huyết trong phạm vi an toàn bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống của bạn.

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường loại 2; giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nếu bạn cần giảm cân; chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn giảm cân an toàn mà vẫn bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Những người mắc bệnh tiểu đường cần kế hoạch ăn uống lành mạnh

Gợi ý thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Lời khuyên chung chung cho người bệnh tiểu đường là giữ cho lượng carb của bạn ổn định – ăn cùng một lượng vào bữa sáng; bữa trưa và bữa tối để giữ cho lượng đường trong máu không bị tăng vọt hoặc giảm quá thấp.

Một chế độ ăn kiêng tiểu đường dựa trên việc ăn ba bữa một ngày vào thời gian thường xuyên. Điều này giúp bạn sử dụng tốt hơn insulin mà cơ thể bạn sản xuất hoặc thông qua một loại thuốc.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thực đơn cho ba bữa ăn mỗi ngày; cộng với đồ ăn nhẹ cho người bệnh tiểu đường

Bữa sáng

Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể; tránh cảm giác đói dẫn đến thèm ăn và ăn vặt không kiểm soát. Tuy nhiên vì bị tiểu đường nên bạn vẫn phải hạn chế những loại thực phẩm thức ăn chứa nhiều nhiều đường; tinh bột hay nói cách khác là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao( GI cao). Những thực phẩm lý tưởng dành cho bữa sáng bao gồm:

– Một quả trứng luộc và nửa quả bơ nhỏ; một lát bánh mì; một quả cam

– 100g bột yến mạch nấu chín; 3/4 chén quả việt quất; 1 muỗng cà phê hạt chia

– 2 Quả trứng luộc/ ốp la cũng là một lựa chọn không tồi cho người bệnh tiểu đường

– Bánh mì nguyên cám nướng thêm nửa quả bơ để bổ sung omega-3; protein; các chất xơ

– Bánh mì nguyên cám; bánh mì lúa mạch kết hợp với 1 quả trứng ốp la là một bữa sáng hoàn hảo do bánh mì nguyên cám có chỉ số GI rất thấp; chứa ít hơn 25% protein và rất nhiều chất xơ

Bữa sáng rất quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Vì vậy người bệnh không nên bỏ bữa ăn sáng mà nên dùng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như Cháo; bánh mì đen; bánh mì nguyên cám.

Bữa trưa

Những người mắc bệnh tiểu đường cần kế hoạch ăn uống lành mạnh

Một thực đơn đảm bảo được lượng tinh bột; chất béo và phong phú mỗi ngày sẽ giúp cho người bệnh tiểu đường cân bằng được chất dinh dưỡng; kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và bổ sung được đầy đủ năng lượng.

Hãy chọn những nguồn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt; yến mạch kết hợp với thức ăn bổ sung protetin bằng cá; trứng chế biến đơn giản; ít gia vị và chất béo. Kết hợp với việc tích cực ăn bổ sung các thực phẩm tươi như rau củ luộc; hấp hoặc làm salad trong các bữa ăn… sé giúp cho người bệnh tiêu hóa tốt hơn.

Thực đơn lý tưởng của bữa trưa bao gồm:

Nửa chén cơm trắng hoặc nửa 1 chén cơm gạo lứt khoảng 200 calo; kết hợp với món ăn giàu đạm; chất xơ và ít calo như:

Các loại cá như cá hồi; cá thu; cá ngừ và cá mòi rất giàu axit béo omega-3; có thể ngăn ngừa bệnh tim.Trái cây; Rau; Các loại ngũ cốc; Các loại đậu; như đậu và đậu Hà Lan; Các sản phẩm từ sữa ít béo, như sữa và phô mai.

Bữa tối

Thực đơn bữa tối cho người bệnh tiểu đường cần đảm bảo bổ sung các món dễ tiêu hóa và càng ít tinh bột; đường càng tốt; ưu tiên rau và đạm; có thể không cần ăn cơm.

Một số món ăn tối đủ chất dễ tiêu hóa bao gồm bạn có thể tham khảo như canh xương hầm rau củ; các loại salad trộn kết hợp với trứng luộc…Nếu có thói quen ăn cơm hàng ngày người bệnh chỉ nên ăn một lượng rất ít hoặc ăn gạo lứt.

Nếu đói, người bệnh có thể bổ sung 1 ly sữa không đường hoặc sữa hạt trước khi đi ngủ hoặc bổ sung một số đồ ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường cần kế hoạch ăn uống lành mạnh

Bữa ăn nhẹ

Bữa ăn nhẹ của người bệnh có thể bổ sung sữa không đường, trái cây, các loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân, hạt diều, mắc ca). Mặc dù quả hạch chứa nhiều chất béo, nhưng trong hầu hết là loại chất béo lành mạnh. Nhưng đừng lạm dụng nó, vì tất cả các chất béo đều chứa nhiều calo. Ngoài ra chúng cũng chứa nguồn chất xơ và protein rất tốt, nó không như các đồ ăn nhẹ khác có chứa tinh bột và calo khác.

Bên cạnh việc quản lý bệnh tiểu đường của bạn, chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường cũng mang lại những lợi ích khác. Bởi vì chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường khuyến nghị một lượng lớn trái cây, rau và chất xơ, theo đó nó có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Và tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo có thể làm giảm nguy cơ khối lượng xương thấp trong tương lai.

Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là bạn hợp tác với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra một kế hoạch ăn uống phù hợp với bạn. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát phần và lên lịch để quản lý mức đường huyết của bạn. Nếu bạn không đảm bảo bổ sung chế độ ăn phù hợp bạn sẽ có nguy cơ không kiểm soát được lượng đường trong máu và các biến chứng nghiêm trọng hơn./.

Nguồn: Cinabet.vn