Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ – các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng – thường gặp khi mang thai; đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch. Bệnh trĩ có thể gây đau đớn. Họ cũng có thể ngứa, châm chích hoặc chảy máu; đặc biệt là trong hoặc sau khi đi tiêu.

Trong khi cơ thể của bạn đang trải qua tất cả các loại thay đổi thể chất khi mang thai; bệnh trĩ có thể là một kích thích không mong muốn nữa. Nhưng tin tốt là chúng thường không gây hại cho sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của em bé và chúng thường là một vấn đề ngắn hạn. Mặc dù rặn đẻ khi chuyển dạ có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ, nhưng chúng thường tự biến mất sau khi bạn sinh. Một số phụ nữ mắc bệnh trĩ lần đầu tiên khi họ mang thai. Nhưng nếu bạn đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này khi mang thai.

Bệnh trĩ nội nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ nội là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, và đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung ở phụ nữ.

Bà bầu mắc bệnh trĩ nội khi mang thai chủ yếu là do trong quá trình mang thai trọng lượng của thai nhi lớn làm túi nước ối lớn dần. Chúng tạo áp lực và đè lên các tĩnh mạch trĩ trong và vùng xương chậu, lâu ngày khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức gây ra bệnh trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng cuối của thai kì).

Một số dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu dễ phát hiện như: đi ngoài ra máu, có cảm giác đau rát hậu môn khi rặn đại tiện, có dịch nhày hậu môn và xuất hiện chứng sa búi trĩ – dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh trĩ nội này không xuất hiện cùng một thời điểm mà tùy vào từng giai đoạn bệnh trĩ nội khác nhau thì các triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện khác nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.

Các giai đoạn của bệnh trĩ

Cụ thể như:

Giai đoạn trĩ nội độ 1: 

Các mẹ bầu xuất hiện chứng đi ngoài ra máu (nhưng không thường xuyên)

Giai đoạn trĩ nội độ 2: 

Bà bầu bị bệnh trĩ nội phải làm sao

Mẹ bầu xuất hiện chứng sa búi trĩ kèm theo đi ngoài ra máu. Dịch nhầy hậu môn và cảm giác đau rát  cũng bắt đầu xuất hiện ít.

Giai đoạn trĩ nội độ 3: 

Các dấu hiệu bệnh trĩ nội phát triển với mức độ nặng dần, cảm giác đau rát, sưng phồng hậu môn kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu.

Giai đoạn trĩ nội độ 4: 

Đây là giai đoạn cuối của bệnh; nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Khi bị mắc bệnh trĩ, bà bầu phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn

  • Đại tiện khó khăn: 
  • Táo bón là một nguyên nhân tác động gây bệnh trĩ và đây cũng là biểu hiện không thể tránh của phụ nữ mang thai. Khi bị mắc bệnh trĩ nội mẹ bầu đi đại tiện khó khăn hơn do xuất hiện cảm giác đau nhói, buốt hậu môn từ bệnh trĩ gây ra.

Bệnh trĩ nội gây thiếu máu, mệt mỏi và đau rát hậu môn cho mẹ bầu

  • Thiếu máu: Triệu chứng đầu tiên và dễ phát hiện nhất ở bệnh trĩ là chứng đi ngoài ra máu. Tình trạng đi đại tiện kèm theo máu trong thời gian dài có thể làm mẹ bầu bị thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể… từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
  • Xảy ra các biến chứng bệnh trĩ: nhiễm khuẩn búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, hoại tử búi trĩ và hậu môn, ung thư đại trực tràng… Tuy nhiên, các biến chứng này chỉ xảy ra trong trường hợp bệnh quá nặng (ở trĩ nội độ 4) và người bệnh không thể dùng thuốc uống điều trị.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến thai nhi; trừ trường hợp bà bầu uống thuốc kháng sinh chữa trĩ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mĩ của người mẹ cả trong thời gian mang bầu và sau khi sinh nở.

Bà bầu bị bệnh trĩ nội phải làm sao

Bà bầu bị bệnh trĩ nội phải làm sao?

Để ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nhanh trong thời gian các mẹ mang bầu; cũng như giảm tỉ lệ bệnh trĩ nội biến chứng nặng hơn sau khi “vượt cạn”; các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

Bổ sung nhiều rau xanh và chất 

Thêm chất xơ trong thực đơn hàng ngày nhằm làm giảm tình trạng táo bón – một trong các tác nhân gây bệnh trĩ nội.

Bổ sung lượng sắt phù hợp

Sắt là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong quá trình tổng hợp hồng cầu sản sinh máu cho cơ thể. Bổ sung sắt là cách giúp phục hồi lượng máu đã mất (do bị đi cầu ra máu) hiệu quả. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều khiến sắt dư thừa lại khiến cơ thể bị nóng trong gây táo bón. Vì vậy, các mẹ bầu hãy xin ý kiến của bác sĩ về lượng sắt phù hợp nên bổ sung mỗi ngày để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.

Bổ sung các món ăn tốt cho bà bầu khi bị mắc trĩ

Một số mon ăn như: cháo vừng thịt nạc, chè đu đủ.

Do chi tiết cách dùng các nguyên liệu dân gian trị trĩ; các món ăn tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ quá dài nên chúng tôi không thể trình bày hết tại đây. Mong chị Phương Anh tham khảo chi tiết các cách làm dưới đây:

Do không thể dùng các loại thuốc dùng điều trị trĩ nội trong thời gian nhạy cảm này; nên chị Phương Anh hãy kiên trì thực hiện các thói quen tốt; cũng như kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị trĩ nội; ngay từ giai đoạn nhẹ này để tránh bệnh phát triển lên các giai đoạn nặng; khiến việc điều trị khó khăn hơn sau này.

Với câu hỏi “Bà bầu bị trĩ nội phải làm sao?” của bạn Phương Anh, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Mong đưa được thông tin hữu ích đến bạn.

Chúc bạn sức khỏe và mẹ tròn con vuông!

Nguồn: meyeucon.org