Tình trạng bong gân xuất hiện thường xảy ra do bị ngã hoặc trượt chân. Những bất cẩn này do sức nặng của cơ thể chuyển hướng ngay lập tức, nên phần dây chằng bị kéo căng quá mức cho phép. Điều này đã dẫn đến việc bị bong gân ở một số bệnh nhân. Bong gân tuy không quá nguy hiểm, thế nhưng, bạn cần hiểu rõ về mức độ của bong gân để từ đó có những bước điều trị tốt nhất. Việc chườm nóng hay chườm lạnh khi bị bong gân cũng được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Khi bị bong gân chúng ta nên chườm nóng hay chườm lạnh? Những chị em sử dụng giày cao gót hoặc những người chơi thể thao sẽ thường bị bong gân. Vì thế, hãy học hỏi những kinh nghiệm ở bài đọc dưới đây để nếu bị bong gân có thể xử lý một cách nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mọi người cũng cẩn thận hơn trong các hoạt động thường ngày.
Dấu hiệu của bong gân
Khi bị bong gân, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội tại vùng tổn thương. Sau đó, bị tê dại và không còn thấy đau nữa. Thế nhưng, sau 1 thời gian ngắn lại xuất hiện cơn đau trở lại. Nếu bộ phận mắt cá hoặc bàn chân của bệnh nhân bị thương sẽ không thể đi lại được.
Nếu bong gân cấp độ 1, bệnh nhân có thể bắt đầu cử động khớp trở lại sau khi cơn đau biến mất. Để điều trị bong gân độ 2-3, bạn phải bó bột để cố định khớp trong 4-6 tuần. Sau đó bệnh nhân mới có thể vận động từ nhẹ đến nặng. Phương pháp điều trị bong gân cấp độ 3 (đặc biệt là bong gân khớp gối và cổ chân ở người trẻ tuổi) là tái tạo và cố định dây chằng bị đứt trong 6 tuần. Tổn thương dây chằng nhẹ có thể tự điều trị hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Thế nhưng đối với trường hợp nặng cần hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra phương án điều trị. Tránh những biến chứng không đáng có sau này. Rất có thể bạn sẽ cần phẫu thuật và đã không hoạt động trong một thời gian dài.
Có nên chườm nóng hay bôi dầu với chỗ bị bong gân?
Khi bị bong gân, đứt dây chằng tại đó sẽ có tình trạng bị chảy máu. Tùy theo mức độ mà lượng máu chảy ra nhiều hoặc ít chúng ta có thể biết được mức độ nặng, nhẹ của bong gân. Chảy máu gây sưng nề vùng khớp bị thương. Xung quanh khớp sẽ có vết bầm tím do máu đông. Tại chỗ bong gân sẽ nóng lên và ấn vào thấy đau. Ngay sau chấn thương, sưng tấy vùng bong gân. Các tế bào bạch cầu sẽ được huy động để làm sạch vùng bị tổn thương. Đồng thời, các mô sợi sẽ được huy động để làm lành dây chằng bị tổn thương.
Có nên chườm nóng khi bị bong gân?
Nhiều người cho rằng bong gân là chỉ là một chấn thương nhẹ, không có gì to tát. Vì thế, họ đã sử dụng các bài thuốc dân gian như ngâm rượu, bôi dầu cao, dầu gió. Đây được đánh giá là một sai lầm nghiêm trọng, vì chấn thương dây chằng sẽ cấm sử dụng chườm nóng tại chỗ. Bởi khả năng chúng có thể gây chảy máu mạnh hơn.
Vì thế, chấn thương này chỉ cần chườm lạnh tại chỗ và sử dụng thuốc giảm đau. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương. Bởi vì tác dụng của nhiệt sẽ làm tăng tiết và máu sẽ nhanh lành. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được xoa vào phần dây chằng bị tổn thương. Bởi vì nó có thể gây teo cơ và cứng khớp sau này.
Phương pháp chườm lạnh
Nên chườm lạnh bằng nước đá (hoặc nước lạnh) ngoài trời trong 4 giờ đầu. Chườm lạnh đá có thể giúp giảm đau và co thắt hiệu quả. Bên cạnh đó, sử dụng nước lạnh còn giúp cầm máu và giảm phù nề. Sau ngày thứ hai, ngâm chỗ bong gân trong nước ấm 3-4 lần một ngày. Lưu ý, nên nâng đầu của chân bị thương khi nghỉ ngơi và ngủ.
Nếu có thể, hãy thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để máu lưu thông. Không nên xoa bóp và chườm nóng, không tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng bị bong gân. Điều này sẽ làm giãn mạch, chảy máu và sưng tấy. Ngoài ra, không nên băng quá chặt vì có thể gây đau và bong gân nhiều hơn. Nếu là bong gân do vận động, bạn có thể xịt ethyl clorua vào chân bị thương để gây mê và làm mát vùng đó để giảm đau. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện lợi nhất là Alxa 1-2 viên / lần, ngày 3 lần. Không dùng aspirin vì nó có thể ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu và gây chảy máu.
Nguồn: Yhocvn.net