Nước ăn chân là một hiện tượng thường bắt gặp vào những ngày thời tiết mưa bão kéo dài, nhất là khi chân bạn thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, ngâm lâu trong nguồn nước bẩn. Và nó sẽ gây ra không ít lo lắng cho những người có làn da mỏng và yếu. Tuy nó sẽ không gây nguy hiểm cho bạn, nhưng nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nhưng nếu bị nhiễm khuẩn thì nó còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy có những mẹo chữa nước ăn chân nào? Cùng tham khảo những mẹo trị nước ăn chân đơn giản, hiệu quả dưới bài viết sau nhé. Nó sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng phiền toái mà nước ăn chân gây ra này.
Hiện tượng nước ăn chân
Nước ăn chân chính là hiện tượng da chân bị chốc vảy, xưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát do chân bị tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài. Nước ăn chân tay bị nhiều nhất ở vùng kẽ chân và mu trên bàn chân gần kẽ chân, da chân bị nứt và chảy nước vàng, đau rát và khó chịu.
Nước ăn chân là một chứng bệnh ngoài da rất thường gặp trong mùa mưa, dễ lây lan, gây tổn thương kéo dài.
Khi bị nước ăn, người bệnh thường có hiện tượng nứt da, nhất ở kẽ chân, xuất hiện các nốt phồng chứa dịch. Nước ăn chân xuất hiện nhiều nhất ở kẽ của ngón chân, trường hợp nặng, mụn nước còn có nguy cơ xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể, nhất là ở tay.
Tổn thương da không chứa nấm nhưng dị ứng với các sản phẩm của nấm. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễn, nước ăn chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng bệnh dễ lây lan thành dịch, thường xuyên tái phát, tổn thương kéo dài gây ngứa ngáy, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.
Mẹo hay trị nước ăn chân tại nhà hiệu quả nhất
Trị nước ăn chân bằng dấm
Nếu không may bị nước ăn chân tay. Bạn đừng quên phụ gia dấm trong gian bếp nhé. Đây được xem là một trong những mẹo hay chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đơn giản, hiệu quả và an toàn, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần “cầu cứu” đến các bác sĩ chuyên khoa.
Để chữa trị bệnh nước ăn chân với dấm. Bạn chỉ cần trộn 1 – 2 cốc nước dấm nhỏ vào một chậu nước nhỏ. Dùng chậu nước này để ngâm chân trong vòng khoảng 15 phút. Sau đó, nhấc chân lên và dùng khăn bông thấm và lau chân khô.
Trị nước ăn chân bằng rượu
Đây cũng là một trong những mẹo trị nước ăn chân được khá nhiều người áp dụng. Vì tính hiệu quả và dễ thực hiện.
Mẹo vặt sức khỏe này khuyên bạn trộn lẫn 1/2 cốc nước với 1 cốc dấm cùng 1 chậu nước ấm nhỏ và dùng để ngâm chân.
Trị nước ăn chân bằng muối
Không chỉ là gia vị cần thiết trong tủ bếp. Muối còn được dùng để sát khuẩn vết thương vì thế khi bị bệnh này hành hạ vào mùa mưa, bạn đừng quên muối.
Để trị bệnh nước ăn chân tay với muối. Bạn chỉ cần pha một chút muối vào chậu nước ấm. Sau đó ngâm chân khoảng 15 phút. Nhấc chân lên, lau khô chân bằng khăn bông mềm. Và dùng kem trị thoa vào vùng da bị tổn thương.
Trị nước ăn chân bằng gừng
Trong dân gian, gừng cũng là “vị thuốc” hỗ trợ điều trị chân bị nước ăn hiệu quả. Mà bạn không phải tốn tiền mua thuốc về chữa bệnh.
Chỉ cần đun sôi một nồi nước, đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi phần nước này nguội và dùng để ngâm chân.
Thực hiện 2 lần/ngày, chứng bệnh lý về da này sẽ được hỗ trợ chữa. Và phòng ngừa nhanh chóng.
Trị nước ăn chân bằng phèn chua
Cũng giống như muối, dấm, phèn chua cũng có tính sát trùng. Do đó đây cũng là một trong những mẹo trị nước ăn chân tay tốt nhất.
Bạn chỉ cần dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm chung với một ít nước cho tan ra, Ngâm chân vào khoảng 10 phút sau đó lau khô.
Phèn chua có tác dụng làm khô (táo thấp), chống ngứa (giải độc) và sát trùng. Nên bệnh lý về da này sẽ sớm được khắc phục.
Trị nước ăn chân bằng lá trầu không
Nhà bạn có giàn trầu không trước cửa thì có thể áp dụng mẹo này như sau: Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan.
Bạn lấy phần nước này rửa nhẹ nhàng vào các kẽ ngón chân bị loét ngứa.Và lau thật khô bằng khăn bông mềm. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.
Lưu ý: Dù chữa bệnh bằng các mẹo nào như đã kể trên. Thì bạn đều nên hạn chế để chân tiếp xúc với nước quá nhiều. Nhất là nguồn nước kém vệ sinh. Nên đi ủng chân khi tiếp xúc với nước, thấm chân khô, sạch sẽ để chăm sóc sức khỏe. Tránh bệnh tình lây lan về sau.
Nguồn: Suckhoe575.com