xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Mang thai là một thời gian tuyệt vời và kỳ diệu vì nó là quá trình mang lại một cuộc sống mới cho thế giới. Chỉ để đảm bảo rằng người mẹ khỏe mạnh, các bác sĩ có những biện pháp phòng ngừa nhất định. Một trong số đó là xét nghiệm nước tiểu. Dưới đây là mọi thứ bạn nên biết về xét nghiệm nước tiểu khi mang thai.

Bạn có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của tình trạng sức khỏe từ sự hiện diện của một số chất trong nước tiểu. Những tình trạng sức khỏe này có thể gây ra vấn đề cho em bé và chính bạn. Đây là lý do tại sao xét nghiệm nước tiểu nên được thực hiện định kỳ trong suốt thai kỳ của bạn. Một mẫu nước tiểu được sử dụng để xác định xem người đó có bị bệnh thận, tiểu đường, hoặc thậm chí nhiễm trùng bàng quang hay không bằng cách đo mức protein, đường, vi khuẩn hoặc bất kỳ chất nào khác.

xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Kiểm tra nhiễm trùng đường tiểu

Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là thai phụ cần thận trọng với chứng tiền sản giật.

Xét nghiệm nước tiểu  – Phát hiện chứng chlamydia

Đây là một chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không được điều trị, chlamydia có thể gây sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh.

Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện chứng chlamydia, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho thai phụ bằng kháng sinh.

Phát hiện sớm bệnh giang mai

Thêm một bệnh lây qua đường tình dục nữa mà nếu không điều trị, có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai lưu. Thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra giang mai. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.

Kiểm soát tình trạng thiếu máu

Bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ làm xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu khi mới bắt đầu mang thai và lần xét nghiệm nữa vào khoảng tuần 28-34. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai, trong khi thiếu máu nhẹ sẽ làm mẹ mệt mỏi.

xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Nhóm máu và yếu tố Rh

Thai phụ nên biết mình thuộc nhóm máu nào, đề phòng trường hợp cần truyền máu. Nếu máu của bạn là Rh-, bạn sẽ được tư vấn để tiêm một chất gọi là Anti-D khi mang thai, ngăn chặn mẹ sản xuất kháng thể có thể gây hại cho bào thai.

HIV

Virus HIV sẽ gây ra bệnh AIDS, gây các nhiễm trùng trong khi mang thai; sinh nở và cho con bú. Điều trị cho mẹ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho bé; và đó là lý do vì sao thai phụ được khuyên nên xét nghiệm máu.

Viêm gan siêu vi B

Nếu virus này truyền vào bé, nó sẽ gây bệnh gan. Tuy nhiên nếu người mẹ được phát hiện dương tính với virus viêm gan B; thì em bé sẽ được tiêm chủng sau khi chào đời để phòng ngừa bị bệnh.

Rubella

Còn gọi là sởi Đức, Rubella gây hại cho 90% bé sơ sinh nếu mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu.

Bệnh tiểu đường

Nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì bạn cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Một xét nghiệm máu được tiến hành sau khi bạn được uống một đồ uống ngọt.

xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Tế bào hình liềm

Đây là bệnh di truyền nghiêm trọng, cần được chăm sóc trong suốt cuộc đời. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này thì con của họ có nguy cơ bị bệnh cao.

Cảnh báo nguy cơ bị Down

Giữa tuần 10 và 18 của thai kỳ; xét nghiệm máu cho thai phụ có thể cảnh báo nguy cơ bị bệnh Down ở bé. Nguy cơ này cũng được phát hiện sớm qua đo độ mờ da gáy.

Nguồn: Meyeucon.org