Theo các số liệu thống kê hiện nay trên thế giới, Covid-19 là một căn bệnh không loại trừ một đối tượng nào; nhưng tỷ lệ tử vong lại thường gặp ở người cao tuổi. Vậy bạn nên làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi khi dịch bệnh đang ngày càng lây lan ở Việt Nam? Trong mùa dịch Covid-19, người cao tuổi không chỉ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh do hệ thống miễn dịch yếu; mà còn có nguy cơ cao bị tử vong khi nhiễm bệnh. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa virus SARS-CoV-2;để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi nhé!

Vì sao người cao tuổi dễ bị nhiễm Covid-19?

Người cao tuổi dễ bị nhiễm Covid-19 hơn. So với những người trẻ tuổi, do hệ miễn dịch của họ yếu hơn. Người cao tuổi cũng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận. Những bệnh này có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể. Giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm. Người cao tuổi bị nhiễm Covid-19 (thường sau 60 tuổi) có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân dễ tử vong. Do đó, số người chết ở Vũ Hán cao tới 80%.

Sau khi Việt Nam khống chế được cơn dịch đợt 1 thì bắt đầu lại bùng phát thêm những ca bệnh mới; làm tốc độ người nhiễm bệnh ở Việt Nam tăng nhanh. Trong đó có 2 bệnh nhân lớn tuổi gặp tình trạng suy hô hấp nặng; và đang được điều trị tích cực. Một bệnh nhân là nữ 64 tuổi, có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình. Một bệnh nhân người Anh, 69 tuổi, có bệnh nền là đái tháo đường tuýp 2; và tăng huyết áp.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có vắc-xin phòng corona (Covid-19). Do đó, người lớn tuổi đặc biệt là người trên 60 tuổi nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh; để tránh rủi ro bệnh diễn biến phức tạp hơn. Dưới đây là những cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe người cao tuổi; để có thể phòng ngừa virus corona (SARS-CoV-2).

Người cao tuổi nên rửa tay thường xuyên

Người cao tuổi nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn, sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

Bạn có thể dùng nước rửa tay khô rửa tay thường xuyên đồng thời tránh đưa tay lên mặt, mắt, mũi; và miệng. Nếu bạn nhất thiết phải sờ tay lên mặt; thì nên rửa tay lại để tiêu diệt vi khuẩn.

người cao tuổi

 Người cao tuổi nên hạn chế ra đường

Theo Healthline, những người cao tuổi khi ở trong vùng dịch nên hạn chế ra đường; và không nên đến những chỗ đông người. Nếu bạn phải tiếp khách thì không nên ôm, bắt tay và nên giữ khoảng cách với mọi người; khoảng một mét, đặc biệt là khi người ấy có biểu hiện ho và hắt xì.

Người cao tuổi có bệnh lý nên mua sẵn thuốc

Trong thời gian dịch bệnh đang hoành hành, người cao tuổi nên hạn chế chỗ đông người, đặc biệt là bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính thì nên đến bệnh viện để nhận thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài hơn (tối thiểu là 2 tháng). Ngoài ra, nếu người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên có mắc bệnh nền, bệnh không lây nhiễm hoặc bệnh lý khác thì có thể được yêu cầu thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua ứng dụng NCOVI.

Người cao tuổi cần những vật dụng cần thiết

Người cao tuổi nên dự trữ những vật dụng cần sử dụng hàng ngày để tránh tình trạng ra ngoài vào mùa dịch thường xuyên, đặc biệt là chỗ đông người như siêu thị.

người cao tuổi

Người cao tuổi nên ở không gian thoáng khí

Bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là để ý đến tay nắm cửa, cầu thang và những nơi thường xuyên có bề mặt tiếp xúc với tay để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Bạn cũng nên nhớ mở cửa sổ các phòng để đón ánh nắng và gió giúp nhà cửa thoáng khí. Trường hợp nếu thời tiết lạnh thì bạn nên đóng các cửa sổ lại và giữ ấm cho cơ thể.

Người cao tuổi không nên đi xe công cộng

Phương tiện công cộng là nơi mà người cao tuổi nên phải cẩn trọng vì không ai biết được chính xác lượng khách lên xuống mỗi ngày. Những vị khách này có thể là người nhiễm Covid-19 và vô tình lây bệnh mà bạn không hay. Vì thế, một trong những cách phòng ngừa virus corona chủng mới là bạn cần hạn chế tối đa di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe bus, taxi, tàu hỏa, máy bay…

Nguồn: Hellobacsi.vn