Dấu hiệu rách cơ đó là trình trạng ở một vùng nào đó của cơ thể bị trấn thương ở gân. Nguyên nhân chính của việc bị rách cơ đó chính là do cơ bị kéo dãn quá mức trong lúc hoạt động. Nếu bạn gặp phải tình trạng rách cơ thì bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức, vô cùng khó chịu. Đặc biệt, chấn thương này sẽ vô cùng nguy hiểm, cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị phù hợp.

Rách cơ là một trong những dạng chấn thương trong thể thao, thường gặp ở những vận động viên. Vì thế, nếu hoạt động quá sức thì khả năng dẫn đến rách cơ là rất cao. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu rách cơ để có những biện pháp hạn chế và khắc phục tình trạng một cách tốt nhất.

Phân loại những dấu hiệu rách cơ hiện nay

Rách cơ sẽ được chia thành ba loại chính dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh:

  • Rách cơ mức độ 1: khi cơ chỉ kéo căng quá mức và không tách khỏi gân. Các triệu chứng bao gồm đau nhức và sưng nhẹ ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Rách cơ mức độ 2: Khi cơ bị rách và cơ tách khỏi gân. Các triệu chứng bao gồm đau, sưng và khó cử động các bộ phận cụ thể.
  • Đứt cơ mức độ 3: Đây là một dạng rách cơ nghiêm trọng. Cơ bị rách và tách hoàn toàn khỏi gân. Các triệu chứng bao gồm: đau dữ dội, sưng tấy, bầm tím và không thể sử dụng vùng bị ảnh hưởng.

Rách cơ là tình trạng bệnh bạn cần phải đề phòng

Các triệu chứng rách cơ dễ nhận thấy nhất

Các dấu hiệu rách cơ có thể được biểu hiện như sau:

  • Đau cơ (phổ biến)
  • Vết bầm tím và sưng đỏ ở vùng bị ảnh hưởng
  • Đau dữ dội ở vùng bị thương hoặc cơ bị ảnh hưởng
  • Đau khi nghỉ ngơi
  • Yếu cơ
  • Mất khả năng hoạt động của cơ

Nguyên nhân nào gây tình trạng rách cơ?

Do một số điều kiện và hoàn cảnh nhất định, dấu hiệu rách cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chẳng hạn như:

  • Lỗi khởi động chưa đúng cách
  • Kém linh hoạt
  • Quá năng động hoặc vận động quá sức
  • Tai nạn như trượt hoặc ngã
  • Nhảy từ một độ cao nhất định
  • Chạy quá mức quy định
  • Nâng nặng bất kỳ một vật nào đó
  • Sai tư thế
  • Hoạt động thể chất không phù hợp

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dấu hiệu rách cơ?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập tiền sử bệnh của bệnh nhân để xác định những hoạt động nào có thể gây ra các triệu chứng. Sau đó, họ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất để tìm các khu vực bị đau và sưng. Điều này rất quan trọng để chẩn đoán xem cơ bị rách một phần hay toàn bộ. Sau đó, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và đề xuất thời gian phục hồi. Chụp MRI có thể được thực hiện để xác định rõ hơn loại rách cơ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rách cơ?

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng: rách cơ một phần hoặc hoàn toàn. Đối với vết rách cấp 1, điều trị bằng cách sử dụng Tylenol hoặc ibuprofen. Đây là dạng điều trị dưới dạng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đồng thời cho các cơ bị thương nghỉ ngơi trong vài ngày và tránh các hoạt động gắng sức.

Cần chú ý dấu hiệu rách cơ để điều trị phù hợp

Chườm lạnh lên vùng bị đau trong 15-20 phút, ngày 2-3 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp chườm nóng cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên chườm nóng và chườm lạnh cùng lúc, vì sẽ làm hình thành mụn nước. Mặc dù quá trình hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng có thể áp dụng các phương pháp tương tự để điều trị rách cơ cấp độ hai. Đối với trường hợp dấu hiệu rách cơ cấp độ 3, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nối cơ. Bởi vì cơ hoàn thành tách ra khỏi gân

Dấu hiệu rách cơ bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục vết dấu hiệu rách cơ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với rách cơ độ 1 và độ 2, có thể mất 3-5 tuần để bệnh nhân dần trở lại sinh hoạt bình thường. Đối với rách cơ cấp độ 3 hoặc cần phẫu thuật, vật lý trị liệu có thể mất đến 6 tháng để hồi phục.

Nguồn: Hellobacsi.com