Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi

Trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí não, vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh được coi là ‘chìa khóa vàng” để cho bé phát triển toàn diện. Thông thường, việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho trẻ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng trẻ bắt đầu thích nghi với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức khi được khoảng 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, mỗi trẻ đều khác nhau; vì vậy các mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để chế biến thức ăn dặm như: bé có thể ngồi mà không cần bạn giúp; đầu của trẻ được kiểm soát tốt; khi trẻ nhìn thấy thức ăn gần đó; trẻ có thể mở miệng và nghiêng người về phía trước

Nói chung, khi nói đến thức ăn dặm; bạn không nhất thiết phải cho trẻ ăn thức ăn theo thứ tự nhất định. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi được khoảng 6 tháng tuổi. Khi bé được 7 hoặc 8 tháng tuổi; bạn có thể cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Các loại thực phẩm bạn nên chọn cho trẻ ăn dặm thường bao gồm thịt; ngũ cốc trẻ em; nguồn protein, trái cây; rau, pho mát và sữa chua.

Cách giúp trẻ làm quen với thức ăn dặm

Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi

Trước hết, các bà mẹ nên cho con thử từng loại thức ăn một. Điều này sẽ giúp cho bạn biết được liệu trẻ có gặp phải vấn đề gì với loại thực phẩm đó không; chẳng hạn như bị dị ứng thực phẩm. Nhìn chung, bạn nên cách khoảng 3-5 ngày sau đó mới cho trẻ thử thực phẩm mới. Biện pháp này sẽ giúp cho con tập ăn dễ dàng hơn và làm quen dần với nhiều món mới lạ hơn ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng dị ứng sau ở trẻ sơ sinh; bao gồm trứng, sữa, động vật có vỏ; cá, đậu phộng, hạt cây; đậu nành và lúa mì. Đặc biệt, nếu trẻ đã có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm; bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm nên cho trẻ ăn và không nên ăn; nhằm tránh các phản ứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cách chế biến thức ăn cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi

Ban đầu, bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn được xay nhuyễn hoặc nghiền với kết cấu mịn để giúp bé dễ ăn hơn. Trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để có thể thích nghi với kết cấu của thức ăn mới; thậm chí nhiều trẻ có thể nôn; ho hoặc nhổ thức ăn ra ngoài. Cho đến khi các kỹ năng nhai của trẻ phát triển hơn; bạn có thể cho bé chuyển sang ăn các loại thức ăn có độ đặc hơn trước.

Điều quan trọng là cho trẻ ăn những loại thực phẩm có kết cấu phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ; vì một số loại thực phẩm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹt thở ở trẻ;. Để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹn; các mẹ nên chuẩn bị những loại thức ăn có khả năng dễ hoà tan với nước bọt và trẻ không cần phải nhai nhiều. Tốt nhất nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ và khuyến khích trẻ ăn chậm rãi; đồng thời luôn quan sát và để ý khi trẻ ăn.

Nên cho trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu thức ăn?

Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi thì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bé; tuy nhiên lúc này thức ăn đặc sẽ dần chiếm một phần lớn hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Khi tập cho bé ăn dặm; bạn sẽ khó có thể đoán biết được nên cho trẻ ăn bao nhiêu thức ăn là đủ; mặt khác bụng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi vẫn còn rất nhỏ và không thể chứa quá nhiều thức ăn; do đó bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi

– Bắt đầu cho trẻ ăn với số lượng nhỏ: Vào những lần ăn dặm đầu tiên; các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thử từ 1 – 2 thìa thức ăn đặc. Theo dõi kỹ những dấu hiệu của trẻ để xem trẻ vẫn đói hay đã no sau khi ăn.

– Dần thay thế sữa mẹ và sữa công thức: Sau khi trẻ đã quen dần với các loại thức ăn đặc; bạn nên tăng số lượng ăn dặm của trẻ để biến chúng trở thành một phần quan trọng hơn trong chế độ ăn hàng ngày của bé.

– Thời gian cho trẻ ăn: Bạn nên cho trẻ ăn hoặc uống cứ 2 – 3 giờ/lần; hoặc 5 – 6 lần/ngày, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Nhìn chung, bé nên ăn khoảng 3 bữa chính và từ 2-3 bữa phụ vào mỗi ngày; đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ có thể phát triển toàn diện./.

Nguồn: Vinmec.com