Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sau này vì hệ tiêu hóa, miễn dịch của trẻ rất nhạy cảm. Tất cả các câu chuyện liên quan đến ăn uống hàng ngày của bé (0-12 tháng) đều được coi là dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Có một số phương pháp tổng quát dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi: 0 – 6 tháng; 6-10 tháng tuổi và 10-12 tháng tuổi. Tùy theo quy trình mà mẹ có thể cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho bé. Các mẹ có thể sử dụng các công thức dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chính và lành mạnh cho sự phát triển của trẻ trong thời gian này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu vì: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên; đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh; giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. (Trong sữa mẹ có thêm đạm whey – loại đạm dễ tiêu hóa); Sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch với một số lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu và các chủng vi sinh vật có lợi( bifidobacteria và lactobacilli). Sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ mắc bệnh và phát triển trí não tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Tuy nhiên, từ 0 – 6 tháng tuổi, do bé chưa ăn được nhiều; các cữ bú trong ngày cần được mẹ chia nhỏ theo một “thời gian biểu” phù hợp với cơ địa và khả năng ăn uống của con. Mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng sữa mẹ trẻ cần theo cân nặng dưới đây (áp dụng đối với những mẹ hút sữa cho con ti bình).

Để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA (thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ) và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé qua nguồn sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, canxi, sắt, choline… vào thực đơn hàng ngày của mình (cá hồi, cá ngừ, dầu cá…). Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng DHA cần thiết cho mẹ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú là 200mg mỗi ngày.

Mặc dù sữa mẹ tốt nhưng không phải bà mẹ nào cũng đủ sữa cho con; trẻ phải dùng sữa công thức để thay thế. Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm chính cho con trong giai đoạn này nhé! Ăn dặm chỉ mới là bước tập làm quen với thực phẩm thô.

Bé từ 6 – 10 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn dặm, nhưng mẹ vẫn nên cho bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột. Trong chế độ ăn dặm của bé, mẹ cần bổ sung thêm:

-Các loại rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, quả bơ, táo, kiwi, đu đủ… giúp bổ sung thêm vitamin C; canxi, chất xơ và protein… nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé

-Thực phẩm giàu chất sắt: Trẻ sẽ mất dần lượng sắt dự trữ từ 6 tháng tuổi; nên mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt bò (theo tỉ lệ 1 phần thịt, 2 phần rau).

-Thực phẩm giàu chất đạm: giúp nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ. Chất đạm có nhiều trong thịt gà, cá, pho mai, thịt nạc thăn; thịt bê non, đậu hũ, các loại hạt…

Lưu ý, khi chế biến thức ăn cho bé giai đoạn này mẹ nên chọn cách hấp/luộc/nướng để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các tác động không tốt từ dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa cho bé. Mẹ cũng nên nghiền nát, hoặc bằm nhỏ thức ăn tránh để bé bị hóc hoặc khó ăn.

Bé 10 – 12 tháng tuổi

Tuy trẻ đã phát triển hơn so với lúc mới sinh rất nhiều; nhưng mẹ vẫn nên duy trì thói quen cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột hàng ngày; kết hợp với ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 10 – 12 tháng tuổi như sau:

Mẹ vẫn cần cho con bú sữa mẹ hàng ngày (ít nhất là 3 – 4 lần trong ngày); Bổ sung chất xơ, các vitamin khoáng chất từ rau xanh và trái cây luôn cần thiết cho sự phát triển của bé. Một số loại rau xanh, củ quả phù hợp cho bé 10 – 12 tháng tuổi: Khoai lang, bí xanh, cải trắng; súp lơ xanh, cà tím, rau chân vịt, cải xoăn… Lưu ý, giai đoạn này bé đã bắt đầu tập cầm nắm; mẹ có thể xắt miếng rau củ quả vừa tay để bé tập bốc để ăn, gặm nhấm. Một số loại thực phẩm mẹ có thể cho bé tập cầm và gặm: táo, khoai tây, củ cải…

Bé đã có thể ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng, nhưng mẹ phải nấu chín kĩ; Tuy bé đã lớn hơn nhiều so với lúc mới sinh; nhưng mẹ không nên cho bé ăn mật ong, mứt, bơ. Đây là các thực phẩm có nhiều đường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xem thêm cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh theo các bữa chính, bữa phụ khoa học./.

Nguồn: Vinmec.com