Suy dinh dưỡng protein năng lượng là một dạng suy dinh dưỡng rất nghiêm trọng. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí là khả năng học tập và làm việc của trẻ. Vì vậy, phòng chống suy dinh dưỡng nói chung, đặc biệt là suy dinh dưỡng protein năng lượng là rất quan trọng. Suy dinh dưỡng protein năng lượng là tình trạng suy dinh dưỡng nặng do thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối năng lượng và chất đạm. Nhiều nghiên cứu cho thấy; suy dinh dưỡng năng lượng protein là kết quả của sự thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng khác.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng; nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ở Việt Nam những năm gần đây; loại suy dinh dưỡng này cực kỳ hiếm gặp; chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ đến trung bình.
Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vì vậy, việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ và phòng chống suy dinh dưỡng đang được cộng đồng hết sức quan tâm.
Biểu hiện suy dinh dưỡng protein năng lượng
Sụt cân là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng. Bên cạnh đó; trường hợp suy dinh dưỡng nặng sẽ có biểu hiện giảm lượng mỡ tích trữ ở mặt; bắp chân tay và khối cơ xương( cơ gian cốt và cơ vùng thái dương). Bệnh nhân suy dinh dưỡng protein sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc; da khô; có thể bị phù chân tay hoặc toàn thân. Ngoài ra, suy dinh dưỡng protein năng lượng còn biểu hiện tích tụ mỡ quá mức (ở người béo phì); tăng chuyển hóa và giảm mức protein huyết thanh ( ở bệnh nhân bị bệnh cấp tính)
Nguyên nhân suy dinh dưỡng protein- năng lượng
Thiếu ăn và thực phẩm thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng protein – năng lượng. Theo đó; trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng do đây là đối tượng cần nhu cầu cao về dinh dưỡng và không được ăn đầy đủ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh không được bú sớm sau sinh; không được ăn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và chế độ ăn dặm không phù hợp cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng protein năng lượng. Ngoài ra, nhiễm khuẩn hệ hệ đường ruột khiến trẻ tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng protein – năng lượng
Điều trị trẻ suy dinh dưỡng protein – năng lượng như thế nào?
Điều trị suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ là một quá trình dài và trải qua nhiều giai đoạn. Cụ thể:
– Ở giai đoạn 1: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị các bất thường về dịch; điện giải và tình trạng nhiễm trùng (nếu có). Mối quan tâm đặc biệt là giảm kali; magie và calci cùng với mất cân bằng acid – base.
– Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn bệnh nhân được bổ sung protein và các chất dinh dưỡng cần thiết kết hợp sử dụng cùng các vitamin và chất khoáng. Mỗi người bệnh sẽ được điều trị lượng protein; năng lượng phù hợp và được tính theo trọng lượng của người bệnh.
Người bệnh mắc suy dinh dưỡng này nhẹ hơn có thể điều trị kết hợp giữa 2 giai đoạn trên. Mặt khác, bệnh nhân tái dinh dưỡng nhanh do các chất kali; magnesi; phospho và glucose trong máu đi vào trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng giảm các chất này trong huyết thanh. Đồng thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi khác.
Ngăn ngừa suy dinh dưỡng protein năng lượng
Để ngăn ngừa suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em cần phương pháp dự phòng từ khi trước và trong khi bà mẹ mang thai đến khi thai nhi chào đời và tăng trưởng đến độ tuổi mầm non. Cụ thể:
Dinh dưỡng của mẹ bầu trước và trong quá trình mang thai sẽ quyết định đến tình trạng phát triển bình thường hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Do đó; các bà mẹ nên có một số lưu ý sau:
– Đảm bảo dinh dưỡng thật tốt cho phụ nữ mang thai. Chế độ ăn hàng ngày cần có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như: chất xơ; chất đạm, chất béo, vitamin.
– Nếu như ăn uống không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng viên uống bổ sung vitamin khi mang thai,…
– Quản lý tốt thai nghén bằng việc đi khám thai định kỳ. Nhờ vậy, cả ba mẹ và bác sĩ sẽ theo dõi được sự phát triển của thai nhi./.
Nguồn: Vinmec.vn