Chế độ ăn uống cho sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học 

Khi lên 6 tuổi, trẻ bắt đầu làm quen với môi trường học tập mới. Từ tâm lý thụ động chăm sóc trẻ mẫu giáo của cha mẹ, trẻ dần trở nên hiếu động hơn và ngày càng khám phá nhiều hơn. Vì vậy, trẻ tiểu học cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý, phù hợp để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, học tập và vui chơi. Lứa tuổi học sinh tiểu học, chế độ dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển thể chất; trí tuệ mà còn giúp tăng sức đề kháng; giúp trẻ phòng chống các bệnh thông thường.

Không chỉ cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đố; lành mạnh mà chế độ dinh dưỡng khoa học; phù hợp với lứa tuổi còn ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có được sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tật giai đoạn sau này.

Trẻ em bắt đầu đi học từ lúc 6 tuổi. Thời điểm này các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng không chỉ cho sự phát triển thể chất mà còn để trẻ em học hỏi. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng khoa học; hợp lý ở lứa tuổi này sẽ giúp trẻ phát triển trí não khỏe mạnh; phòng chống bệnh tật.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tiểu học

Chế độ ăn uống cho sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học 

Nhưng ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì; tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây; nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc; hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ; ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.

Từ 6 – 10 tuổi là giai đoạn trẻ có những bước phát triển cả về thể chất lẫn trí não và chuẩn bị nền tảng để bước vào giai đoạn dậy thì (11-15 tuổi). Do vậy, nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ được chia làm 3 mức độ tương đương với 3 độ tuổi:

 – 6 – 7 tuổi: Nhu cầu năng lượng của trẻ 1360 kcal

 – 8 – 9 tuổi: Nhu cầu năng lượng của trẻ 1600 kcal

 – 10 tuổi: Nhu cầu năng lượng của trẻ 1880 kcal

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học cần đảm bảo đầy đủ nhóm chất cần thiết như chất bột đường; chất đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Chế độ ăn uống cho sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học 

Những bệnh lý dinh dưỡng thường gặp ở trẻ tiểu học

Chế độ ăn uống cho sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học 

Khi bước vào lứa tuổi tiểu học đồng nghĩa trẻ phải đối diện với việc chuyển đổi lớn môi trường sống. Thay vì được chăm chút cẩn thận của bố mẹ khi ở nhà trẻ sẽ phải học cách thích nghi với một nơi mới; sinh hoạt cùng thầy cô và bạn bè. Lúc này, chính trẻ phải chủ động và ý thức hơn vào chế độ ăn uống vì sẽ không được ba mẹ quan tâm nhắc nhở; điều này cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ra những vấn đề về dinh dưỡng thường gặp ở tiểu học đường như: Thừa cân và béo phì; Suy dinh dưỡng; Còi xương; Thiếu vi chất dinh dưỡng

Vì thế, việc kiểm tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ tiểu học định kỳ giúp bác sĩ phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và can thiệp kịp thời./.

Nguồn: Nutrihome.vn