Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC); trung bình những người sau 65 tuổi có thể sống thêm 19,3 năm nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cuộc sống khỏe mạnh, các vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi có khả năng xảy ra; và bạn cần có những biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả, nhất là đối với những bệnh mạn tính. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm khoảng 12% dân số thế giới; và dự đoán sẽ tăng lên hơn 22% vào năm 2050. Do đó, bạn cần hiểu rõ về những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải ở người cao tuổi; để có những biện pháp phòng ngừa cho bản thân hoặc người thân yêu.

Những vấn đề sức khỏe mạn tính

Theo Hội lão khoa quốc gia của Hoa Kỳ (National Council on Aging), khoảng 92% người cao tuổi; mắc phải ít nhất một bệnh mạn tính và 77% người cao tuổi mắc ít nhất hai bệnh. Bệnh tim, đột quỵ, ung thư và đái tháo đường là những bệnh mạn tính; gây ra nhiều tốn kém trong chi phí điều trị; đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra 2/3 số ca tử vong mỗi năm.

người cao tuổi

Béo phì cũng là một vấn đề đang gia tăng ở người cao tuổi. Đó cũng là yếu tố nguy cơ góp phần hình thành nên nhiều căn bệnh mạn tính liên quan. Vì vậy, thay đổi lối sống vừa giúp giảm cân lành mạnh; vừa đề phòng những tình trạng mạn tính tiến triển.

Khả năng nhận thức

Khả năng nhận thức ở một người khỏe mạnh thể hiện qua khả năng suy nghĩ; học hỏi và ghi nhớ. Thế nhưng, người cao tuổi thường phải đối mặt với chứng mất trí nhớ. Khoảng 47,5 triệu người mắc phải chứng mất trí nhớ; và con số này dự tính sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050.

Theo Viện lão hóa Quốc gia, nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh mạn tính khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ; chẳng hạn như lạm dụng chất kích thích, đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm; HIV và hút thuốc. Mặc dù chưa có cách để chữa trị chứng mất trí nhớ nhưng bác sĩ vẫn có thể xây dựng một kế hoạch điều trị; và kê đơn thuốc giúp kiểm soát tình trạng này.

Sức khỏe tâm thần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 15% người trên 60 tuổi bị rối loạn tâm thần. Một trong những rối loạn về tâm thần xảy ra phổ biến ở người cao tuổi đó là trầm cảm (hơn 7% người cao tuổi gặp phải tình trạng này). Thật không may, loại rối loạn tâm thần này thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ở Hoa Kỳ, hơn 18% số ca tự tử là người cao tuổi.

người cao tuổi

Trầm cảm có thể là hậu quả từ những bệnh mạn tính khác, do đó quản lý tốt các bệnh ở người cao tuổi sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, thay đổi lối sống lành mạnh hơn như cải thiện điều kiện sống và nhận được hỗ trợ tinh thần từ gia đình, xã hội, bạn bè hay các hội nhóm cũng giúp điều trị trầm cảm hiệu quả.

Chấn thương

Từ đó té ngã là nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương cho người già. Quá trình lão hóa tự nhiên có thể gây loãng xương và mất dần sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, khiến người già mất thăng bằng và thường xuyên bị ngã, gây bầm tím cục bộ hoặc gãy xương.

Loãng xương và viêm xương khớp là hai bệnh góp phần vào sự suy yếu dần của xương. Bạn có thể hạn chế khả năng bị ngã bằng việc cẩn thận khi đi lại, tăng cường các hoạt động thể chất và thay đổi các đồ vật trong nhà để không gian rộng rãi hơn.

Bệnh về đường hô hấp

Các bệnh mạn tính ở đường hô hấp dưới, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chính là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở những người trên 65 tuổi. Theo CDC, trong năm 2014 đã có 124.693 ca tử vong vì bệnh đường hô hấp.

Các bệnh về đường hô hấp mạn tính sẽ làm tăng những nguy cơ về sức khỏe ở người cao tuổi, khiến cơ thể dễ bị viêm phổi hay các nhiễm trùng khác. Thế nhưng, nếu điều trị đúng, bạn có thể bảo vệ sức khỏe lâu dài và nâng cao chất lượng đời sống.

Nguồn: Hellobacsi.vn