Cải thiện sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn khoa học

Trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ khác, có nguy cơ tử vong. Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu protein-năng lượng và vi chất dinh dưỡng do ăn không đủ chất hoặc bệnh tật. Thuật ngữ thấp còi được dùng để chỉ tình trạng trẻ em không đạt được chiều cao theo độ tuổi và giới tính. Đây là một dạng suy dinh dưỡng mãn tính, phản ánh sự tích lũy lâu dài của tình trạng suy dinh dưỡng, các thiếu hụt dưỡng chất khác trong nhiều thế hệ. Chậm phát triển là tình trạng không đạt được chiều cao tối đa do di truyền.

Suy dinh dưỡng thấp còi là trở ngại lớn nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của con người; ảnh hưởng đến 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2016, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 24,3%, tức là cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Các yếu tố liên quan đến thấp còi ở trẻ em được xác định là: nhẹ cân, trình độ học vấn của người mẹ; nghề nghiệp, kinh tế gia đình; tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và các tình trạng y tế khác như tiêu chảy và sốt.

SDD thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh; suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành; giảm khả năng học tập và năng suất lao động; tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường; ung thư … sau này. Hầu hết các trường hợp SDD thấp còi xảy ra trước khi trẻ 3 tuổi là hậu quả của việc không nhận đủ thức ăn và chất lượng thức ăn không đảm bảo.

Cải thiện sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn khoa học

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Cải thiện sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn khoa học

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi thấp so với chiều cao chuẩn; do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu của trẻ; đặc biệt là không cung cấp đủ protein và năng lượng.

Chủ yếu do mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Cho ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn; cai sữa sớm dưới 12 tháng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; Thức ăn sử dụng cho trẻ thường không đảm bảo chất lượng và số lượng theo lứa tuổi. Có liên quan đến điều kiện kinh tế; chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con. Ngoài ra có nguyên nhân do trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Nhiễm khuẩn: Nếu không biết cách chăm sóc; trẻ sau những đợt nhiễm khuẩn dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Gặp sau khi bị các bệnh lý nhiễm khuẩn như: Viêm phổi, sởi…Những yếu tố thuận lợi dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng nhứ: Trẻ đẻ nhẹ cân nhỏ hơn 2500g; Gia đình đông con, đẻ sinh đôi; Mẹ không có sữa hay mất sữa; Bà mẹ có chiều cao thấp so với chiều cao trung bình (< 153 cm); Điều kiện sống chật chội thiếu ánh sáng; Trẻ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.

Cải thiện sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn khoa học

Hậu quả của suy dinh dưỡng

Bệnh có thể gây những hậu quả nặng nề hay có thể ảnh hưởng tới sự phát triển ở trẻ: Là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh; Suy giảm sức khỏe lúc còn nhỏ và khi trưởng thành, dễ mắc bệnh; giảm khả năng đề kháng hơn so với trẻ bình thường; Giảm khả năng học tập và năng suất lao động; Tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư… sau này./.

Nguồn: Vinmec.com